Ngành học Gốm là ngành học về mỹ thuật mà không phải ai cũng biết. Ngành học này là gì, chương trình học như thế nào? Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
Khám phá không gian cổ kính của làng gốm
Được biết đến là một trong những làng gốm lâu đời nhất ở Việt Nam, làng gốm Thanh Hà Hội An này có lịch sử lên đến 500 năm. Nếu bạn tham gia tour du lịch Hội An và đi theo đoàn bạn sẽ có hội được nghe giới thiệu về lịch sử phát triển của làng gốm nổi tiếng này.
Không gian cổ kính của làng gốm Thanh Hà (Ảnh: Sưu tầm)
Đến làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ bị cuốn hút bởi không gian cổ kính, bình dị và đậm chất làng quê truyền thống Việt Nam. Khung cảnh yên bình với hình ảnh các nghệ nhân tỉ mỉ làm gốm, những khối đất sét nâu đỏ xếp gọn gàng, và các sản phẩm gốm phơi nắng trước sân, tất cả tạo nên một bức tranh hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa lao động và nghệ thuật.
Tận mắt chứng kiến kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện
Khi đến thăm làng gốm Thanh Hà, du khách sẽ được chứng kiến kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện. Các nghệ nhân tài ba sẽ thực hiện việc này trên bàn xoay, tạo ra những sản phẩm gốm mỹ nghệ với sự chi tiết và sắc nét đặc trưng.
Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Thanh Hà
Làng gốm truyền thống đã tồn tại từ thế kỷ XVI tại làng Thanh Chiêm, sau đó được dời về làng Thanh Hà, một phần của phố cổ Hội An như ngày nay. Từ đó, nó đã được biết đến với tên gọi là làng gốm Thanh Hà. Lịch sử của làng gốm nằm trong khu vực của phố cổ Hội An – nơi đã trải qua những thăng trầm của thời gian. Vào thế kỷ XVII, đang lúc thời kỳ phồn thịnh và danh tiếng, ngôi làng này được biết đến như là một “thổ sản quốc gia”,
Dù đã có những giai đoạn tưởng chừng như mất dấu và lãng quên, nhưng với lòng đam mê và lòng yêu nghề của người dân Quảng Nam, làng gốm Thanh Hà vẫn được truyền dạy cho thế hệ sau đến ngày nay. Khi phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, làng gốm Hội An Thanh Hà đã trở thành điểm đến thu hút du khách cả trong và ngoài nước, thu hút họ đến tham quan và trải nghiệm.
Làng nghề Thanh Hà nằm trên đường Duy Tân, Phường Thanh Hà, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3.5km về phía Tây, ngôi làng có niên đại hơn 500 năm và đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử kể từ thế kỷ 16. Thời kỳ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18 được coi là thời kỳ hoàng kim của làng gốm. Ngôi làng này vô cùng nổi tiếng với những sản phẩm vô cùng tinh xảo, và được biết đến như là một “thổ sản quốc gia”.
Có gì đặc sắc tại làng gốm Thanh Hà?
Có dịp ghé thăm làng gốm Thanh Hà, bạn có thể thử trải nghiệm những hoạt động thú vị sau:
Làng gốm Thanh Hà - Làng gốm 500 năm tuổi của Hội An
Nằm bên bờ sông Thu Bồn, cách trung tâm Hội An khoảng 3km về phía tây, Làng gốm Thanh Hà lịch sử hơn 500 năm và nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công vô cùng tinh xảo. Ngôi làng nhỏ thanh bình này đã trải qua biết bao năm thăng trầm và sóng gió, tưởng chừng nghề gốm nơi đây sẽ bị lãng quên. Thế nhưng bằng chính sự tâm huyết và lòng yêu nghề của những nghệ nhân của làng đã một lần nữa gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống này.
Làng gốm Thanh Hà - Điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch Hội An (Ảnh: Sưu tầm)
Ngày nay, làng gốm Hội An này ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu , trải nghiệm. Đến với làng gốm Thanh Hà du khách không chỉ có cơ hội tìm hiểu quá trình làm gốm, mà còn được trực tiếp tham gia trải nghiệm tạo ra các tác phẩm gốm độc đáo cho riêng mình. Chính vì thế trong các tour du lịch Hội An, địa điểm này được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình của mình.
Giá vé tham quan làng gốm Thanh Hà
Hiện tại, giá vé tham quan làng nghề Thanh Hà như sau:
Mỗi vé có hiệu lực trong vòng 24 giờ và bao gồm các hoạt động sau:
Thời gian tham quan linh hoạt, tùy vào sở thích và khả năng của mỗi du khách. Tuy nhiên với không gian rộng lớn, nơi đây sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian để khám phá và trải nghiệm sự độc đáo ở làng gốm Hội An đấy.
Tự tay tạo nên các sản phẩm gốm cho chính mình
Một trải nghiệm đặc biệt mà du khách rất yêu thích là tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình. Bạn sẽ được các nghệ nhân của làng gốm hướng dẫn cách tạo hình trên bàn xoay và sau đó sản phẩm sẽ được nung trong lò, tạo nên một trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Dạo 1 vòng công viên gốm lớn nhất Việt Nam tại làng gốm Thanh Hà
Hãy dạo một vòng trong Công viên Đất Nung Thanh Hà – Công viên Gốm lớn nhất Việt Nam tại làng gốm Hội An nhé. Công viên này được miêu tả như một bảo tàng gốm “độc nhất vô nhị” trên dải đất hình chữ S của Việt Nam. Giá vé tham quan nơi này như sau:
Công viên Đất Nung Thanh Hà được xây dựng cách đây 5 năm tại làng gốm Thanh Hà, Hội An với tổng diện tích gần 6.000m2 và tổng giá trị đầu tư hơn 22 tỷ đồng. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên là chủ đầu tư và cũng là người lên bản thiết kế cho công viên này.
Công viên bao gồm 2 tòa nhà chính:
Ngoài ra, công viên còn có 9 khu riêng biệt khác như: khu lò gốm, bảo tàng làng nghề, khu sản phẩm, khu chợ đất nung, khu thế giới thu nhỏ, khu vườn sắp đặt, khu trại sản xuất, khu gốm Sa Huỳnh – Chăm và khu các làng nghề làm gốm truyền thống khác. Công viên cũng trưng bày các cổ vật xưa vô giá, sống mãi theo thời gian.
Mua đồ gốm sứ Thanh Hà về làm quà tặng
Sau chuyến tham quan, du khách có thể mua các sản phẩm gốm sứ đặc sắc làm quà kỷ niệm hoặc tặng người thân, bạn bè. Sản phẩm gốm ở làng Thanh Hà đa dạng về mẫu mã và chủng loại, bao gồm phù điêu, tượng, chén, bình hoa, chậu cây, tò he và các sản phẩm trang trí, lưu niệm độc đáo và đẹp mắt.
Quy trình tạo ra các sản phẩm gốm Thanh Hà
Khi đặt chân đến làng nghề Thanh Hà Hội An, bạn sẽ được chứng kiến một bức tranh về cuộc sống quê mùa đầy mộc mạc và thanh bình. Tất cả các vật dụng hàng ngày của người dân địa phương ở đây, từ bình hoa, chén, bát, đĩa cho đến nồi và chảo đều được làm từ gốm. Thông thường, quy trình tạo ra các sản phẩm gốm ở làng gốm Hội An như sau:
Nguyên liệu chính để tạo ra sản phẩm gốm là đất sét, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Các nghệ nhân sẽ thực hiện công đoạn nhào nặn để tạo ra hòn đất thô không hình thù ban đầu. Đất sét thường có màu nâu, vàng và đỏ thẫm, tạo nên nét đặc trưng của làng gốm Thanh Hà, mang trong mình hồn dân tộc.
Sau khi sơ chế khối đất thô đạt độ kết dính, nghệ nhân sẽ sử dụng tay của mình để tạo hình sản phẩm trên chiếc bàn xoay độc đáo theo mong muốn của mình. Đây là công đoạn thể hiện sự khéo léo và hoa tay của người thợ gốm. Sau đó, sản phẩm sẽ được mang ra ngoài phơi nắng hoặc hơ trên bếp củi để khô.
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được mang vào lò nung theo một nhiệt độ nhất định. Tất cả các công đoạn trên đều được thực hiện thủ công, đòi hỏi sự cầu kỳ và kỹ thuật cao. Nghệ nhân không chỉ thể hiện sự khéo léo và sáng tạo, mà còn phải có tâm huyết và lòng yêu nghề. Mỗi đường nét trang trí trên sản phẩm gốm đều được làm tỉ mỉ, thể hiện sự thổi hồn dân tộc vào từng hòn đất.
Tóm lại, để tạo ra một sản phẩm chất lượng từ làng nghề Thanh Hà Hội An đòi hỏi sự kỹ thuật, tâm huyết và kỳ công. Từ việc chọn lựa đất sét phù hợp đến việc tạo hình, trang trí, và nung sản phẩm, mỗi bước đều cần được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ.