Trước khi ông Bùi Đức Long trở thành Chủ tịch Công ty Cổ phần Dịch vụ golf Việt Nam (VGS Group), Công ty Cổ phần Tập đoàn Tài chính T99 (thuộc Vicoland Group) đã ký kết hợp tác và trở thành cổ đông chiến lược của VGS Group.
Cách nhận biết công ty đa cấp không đáng tin cậy
- Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền: Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng.
Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia, công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.
- Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống: Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.
- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận.
Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.
- Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.
- Không có giấy phép bán hàng đa cấp
Thời gian qua, chiêu trò lừa đảo nhắn tin nhờ chuyển tiền đã được cơ quan chức cảnh báo nhiều, tuy nhiên, với hình thức tinh vi hơn, các đối tượng đã dùng thủ đoạn mới, đó là gọi videocall qua Zalo, Facebook. Nhiều người khi nhìn thấy hình ảnh của người thân đã có sự tin tưởng, không nghi ngờ mà làm theo yêu cầu nhờ chuyển tiền của các đối tượng lừa đảo.
Mới đây, chị N.T.H, ở Hà Nội nhận được tin nhắn messenger của đồng nghiệp nhờ vay tiền. Vì số tiền là 20 triệu đồng nên chị H. cẩn thận gọi điện video call để kiểm tra lại. Đầu dây bên kia bắt máy có hiện hình ảnh của chủ tài khoản, nhưng chỉ 3,4 giây sau cuộc điện thoại bị tắt phụt với lý do mạng kém. Nghĩ rằng, mình đã gọi điện cho chính chủ, chị H không ngần ngại chuyển khoản luôn theo thông tin người gửi. Đến tối về thấy tài khoản mạng xã hội của bạn mình có đăng thông tin đã bị kẻ gian hack facebook, gọi điện lại cho bạn, chị H. mới biết mình bị lừa.
Mất 20 triệu đồng vì cuộc gọi qua video call
Trường hợp của chị Hoàng Thị C. trú ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình cũng tương tự. Gần đây, chị nhận được tin nhắn trên messenger của người em họ, hiện đang định cư tại Cộng hòa Séc. Sau khi hỏi thăm nhau được vài dòng qua lại, chị C. nhận được lời đề nghị: “Em gọi video call nhé”?
Ngay sau khi chị nhắn tin đồng ý thì nhận được cuộc gọi video call từ chính facebook của em họ. Chị C. cho biết, nhìn video, em họ chị nói vài giây nhưng tiếng nói không ổn định rồi bị ngắt. Ngay sau cuộc gọi đó, đầu dây bên kia bấm gọi tiếp, lúc này chị bấm nghe thì không được. Sau đó, chị nhận tin nhắn trên messenger: “Chị ơi, mạng bên em yếu quá. Em gọi có chút việc ở Việt Nam định nhờ chị mà mạng yếu quá. Em cần tiền gửi về Việt Nam để xử lý chút việc, mà gửi tiền về Việt Nam 2 ngày mới nhận được. Nhờ chị chuyển giúp tiền cho người ta để xử lý công việc trước …”. Nghĩ em họ ở mãi bên ngước ngoài xa xôi nhờ vả, nên chị C đã chuyển số tiền 10 triệu đồng vào tài khoản mà em họ gửi.
Theo các chuyên gia công nghệ, với màn kịch hoàn hảo, không khó để kẻ gian lừa đảo lấy tiền từ nạn nhân. Sau khi lấy được tài khoản của người sử dụng, các đối tượng chuẩn bị sẵn ảnh, hoặc 1 đoạn video mà chủ tài khoản đã đăng tải trước đó. Sau đó, chúng đưa hình ảnh của nạn nhân khi được yêu cầu.
Để không bị lộ, các cuộc điện thoại thường rất ngắn, chất lượng cuộc gọi thường rất thấp, chủ yếu chúng muốn cho nạn nhân nhìn thấy mặt của chủ tài khoản để lấy sự tin tưởng. Sau đó, lập tức kết thúc cuộc gọi. Khi nạn nhân thắc mắc, chúng có nhiều lý do để chống chế như đang trên đường, đường truyền mạng không ổn định, mạng yếu, hết 3G...
Về vấn đề này, trao đổi với báo chí, Trung tá Nguyễn Tiến Vượng, Đội trưởng, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, đây là thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi, có thể xảy ra với bất cứ ai và tại bất cứ thời điểm nào.
Theo đó, các đối tượng có thể gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang đi du học học nước ngoài gọi điện về cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay cũng có thể giả làm nhân vật nào đó khi kết bạn hẹn hò qua mạng để phục vụ cho các kịch bản lừa đảo mà chúng đã chuẩn bị sẵn.
Cắt ghép tinh vi, nhưng không quá khó để nhận biết
Để thực hiện được các cuộc gọi này, từ những hình ảnh có sẵn của người dân đăng tải lên trang cá nhân, với sự hỗ trợ của các ứng dụng cắt ghép, chỉnh sửa ảnh, tạo video clip đang xuất hiện tràn lan trên không gian mạng. Qua vài thao tác đơn giản, đối tượng lừa đảo đã có thể tạo ra những hình, ảnh, video ngắn rồi phát trên điện thoại hướng mặt vào camera trước của điện thoại đang gọi. Nếu thoáng qua, rất nhiều người không thể nhận biết được đó là những hình ảnh được cắt ghép tinh vi nên dễ dàng "sập bẫy”.
Một nhóm đối tượng chuyên hack nick Facebook để lừa đảo. Ảnh: CAND
công ty Hoằng Đạt là gì? có lừa đảo không
Bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép. Mô hình này sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới (Khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).
Theo đó, bán hàng đa cấp có những đặc điểm sau đây:
- Bán hàng đa cấp là một hình thức bán lẻ hàng hóa: Công ty bán hàng đa cấp có thể là công ty trực tiếp sản xuất và tiếp thị, bán lẻ sản phẩm hoặc phân phối hàng hóa do các công ty khác sản xuất. Công ty đa cấp bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới tiếp thị.
- Việc bán hàng được thực hiện bởi mạng lưới người tham gia với nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau:
Các doanh nghiệp thường bán hàng qua đại lý, cửa hàng hoặc siêu thị… Còn trong hoạt động bán hàng đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.
- Người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng từ kết quả bán hàng của mình và của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức:
Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng thù lao từ 2 nguồn:
+ Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số bán hàng;
+ Hoa hồng gián tiếp là khoản tiền thưởng khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia bán hàng đa cấp.
Như vậy, người bán hàng đa cấp sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng và được trả hoa hồng chứ không phải là người tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.