Câu Hỏi Tiếng Anh Khi Phỏng Vấn Xin Việc

Câu Hỏi Tiếng Anh Khi Phỏng Vấn Xin Việc

Nếu bạn đã không ở Đức lâu. Đừng quá lo lắng, mọi thực phẩm, thương hiệu không khác nhiều so với những gì bạn tìm thấy trong siêu thị tại quê hương của bạn sinh sống.

Phỏng vấn tiếng Anh ngành Logistics

Lưu ý: Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có thể điều phối giao nhận và quản lý hoạt động Logistics một cách hiệu quả hay không, đồng thời đảm bảo sự liên kết trơn tru giữa các bộ phận trong công ty.

Gợi ý trả lời: To handle coordinating shipments and managing logistics operations efficiently, I prioritize effective communication and collaboration. I ensure all stakeholders are well-informed about shipment status, and I proactively address any potential issues. By using advanced tracking systems, I can monitor shipments in real-time and intervene promptly if there are any delays or disruptions. Additionally, I believe in continuous process improvement and regularly review our logistics procedures to identify areas for optimization.

(Để xử lý việc điều phối các lô hàng và quản lý các hoạt động Logistics một cách hiệu quả, tôi ưu tiên giao tiếp và cộng tác hiệu quả. Tôi đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều được thông báo đầy đủ về tình trạng lô hàng và tôi chủ động giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn. Bằng cách sử dụng các hệ thống theo dõi tiên tiến, tôi có thể giám sát các lô hàng trong thời gian thực và can thiệp kịp thời nếu có bất kỳ sự chậm trễ hoặc gián đoạn nào. Ngoài ra, tôi tin tưởng vào việc cải tiến quy trình liên tục và thường xuyên xem xét các quy trình Logistics để xác định các lĩnh vực cần tối ưu hóa.)

Lưu ý: Nhà tuyển dụng muốn biết khả năng phân tích và cải tiến quy trình Logistics của bạn. Họ muốn biết liệu bạn có chiến lược nào để giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng hay không.

Gợi ý trả lời: To optimize supply chain processes and reduce costs, I focus on data-driven decision-making. By analyzing historical data and key performance indicators, I identify bottlenecks and areas of inefficiency in the supply chain. I also emphasize building strong relationships with suppliers and carriers to negotiate favorable terms and pricing. Furthermore, I explore opportunities for consolidation and mode optimization to minimize transportation expenses.

(Để tối ưu hóa quy trình chuỗi cung ứng và giảm chi phí, tôi tập trung vào việc ra quyết định dựa trên dữ liệu. Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử và các chỉ số hiệu suất chính, tôi xác định các khúc mắc và các phần kém hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Tôi cũng chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp và nhà vận chuyển để đàm phán các điều khoản và giá cả có lợi. Hơn nữa, tôi tìm kiếm các cơ hội hợp nhất và tối ưu hóa phương thức để giảm thiểu chi phí vận chuyển.)

Gợi ý trả lời: In my previous role as an Operations Manager, I noticed that our inbound and outbound logistics processes were not synchronized, leading to increased transportation costs. To address this issue, I implemented a more robust transportation management system that allowed us to consolidate shipments and optimize routes. By doing so, we reduced freight expenses by 15% while improving overall delivery times by 20%.

(Khi là Giám đốc Điều hành trước kia, tôi nhận thấy rằng các quy trình Logistics trong và ngoài nước của chúng tôi không được đồng bộ hóa, dẫn đến tăng chi phí vận chuyển. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã triển khai một hệ thống quản lý vận tải mạnh mẽ hơn cho phép chúng tôi hợp nhất các lô hàng và tối ưu hóa các tuyến đường. Bằng cách đó, chúng tôi đã giảm 15% chi phí vận chuyển trong khi cải thiện 20% thời gian giao hàng tổng thể.)

Lưu ý: Khi hỏi câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có thể đưa ra các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết các tình huống này hay không.

Gợi ý trả lời: I approach vendor management by seeking reliable and reputable logistics service providers who align with our company's values and requirements. I emphasize open communication and establish clear performance metrics to ensure accountability. When negotiating contracts, I aim for win-win agreements that provide cost-effectiveness without compromising service quality. Regular performance reviews and feedback sessions help maintain a strong working relationship with our vendors.

⇒ BÍ KÍP PHỎNG VẤN TIẾNG ANH KHIẾN NHÀ TUYỂN DỤNG ẤN TƯỢNG

⇒ ​​CÂU HỎI PHỎNG VẤN TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP

MỘT SỐ CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:

Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trong 2 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác nhàm chán cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 2: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Một trong những cách tốt nhất để cho thấy rằng bạn là ứng viên thích hợp đó là: Đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương, thể hiện sự đam mê nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, thể hiện sự cầu tiến trong lĩnh vực bạn muốn chinh phục và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển. Có thể sử dụng cách trả lời "Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình".

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.

Câu hỏi 3: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì?

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh của bạn là gì: Trước tiên bạn phải xác định được bạn mạnh nhất ở mảng nào. Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm 1 năm nhân viên kinh doanh thì điểm mạnh của bạn là có kĩ năng thuyết phục khách hàng, chịu được áp lực cao, nhanh nhẹn chủ động trong công việc... Hoặc bạn có thể đánh giá những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ....

Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc giới thiệu bản thân như khả năng làm việc nhóm hay độc lập, khả năng học hỏi, tập trung cho công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.

Còn với câu điểm yếu của bạn là gì? thì khoan trả lời vội, bạn nên có sự tính toán một chút đừng nói hết tất cả điểm yếu, ngược lại bạn hãy bình tĩnh và khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình là gì? Tuy nhiên, điểm yếu này bạn vẫn đang cố gắng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nên đưa ra một số điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc như: Tính cách nóng, thẳng tính nên dễ mất lòng, khả năng kìm nén cảm xúc thấp, một số điểm yếu mà bạn đang cố gắng khắc phục như khả năng báo cáo, văn bản, tiếng anh,...

Câu hỏi 4: Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa?

Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng, cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn. Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng.

Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Tuy nhiên, nên chú ý đến những gì bạn nói ra và những vì bạn viết trong các mẫu CV xin việc khi gửi cho nhà tuyển dụng. Đừng tạo ra sự khác nhau quá lớn giữa mục kinh nghiệm trong CV online và khi bạn trình bày thực tế.

Câu hỏi 5: Các thành tích đã đạt được trong công việc?

Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện,từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

Câu hỏi 6: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đừng để các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt với các câu hỏi phỏng vấn dạng này, một lời khuyên chân thành cho bạn đó là đừng bao giờ đưa ra những lý do khiến bạn nghỉ việc tại công ty cũ như: Nội quy quá khắt khe, xung đột với đồng nghiệp hay do bất bình với sếp. Với những câu trả lời như thế bạn có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe.

Vậy phải làm thế nào?. Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn này bằng nhưng câu đại loại như: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp, bạn không được làm công việc như mong muốn (công việc bạn đang ứng tuyển), cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài. Các công ty sẽ thấy bạn là người thực sự đang muốn tìm một môi trường mới tốt hơn, do đó đừng quên đưa thêm lý do là: Qua tìm hiểu tôi được biết công ty có định hướng phát triển tốt, môi trường làm việc và các chế độ phù hợp với những gì tôi mong muốn.

Câu hỏi 7: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.

Câu hỏi 8: Bạn mong muốn gì ở công ty?

Hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.

Câu hỏi 9: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì. Bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại không liên quan thì kết quả bạn đã biết, hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do "Tôi muốn phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên môn với công việc này, tôi xác định đây là công việc yêu thích và sẽ gắn bó với tôi lâu dài."

Câu hỏi 10: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tượng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì tự tin mà để mức lương qua thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.

Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản ... cho rõ ràng và cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.

Câu hỏi 11: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?

Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó. Nếu áp lực do công việc chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp, cách xử lý của bạn sẽ là tập trung và cố gắng hơn để đáp ứng được công việc, nhờ tới sợ trợ giúp của đồng nghiệp, bạn bè. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.

Câu hỏi 12: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty nên là câu trả lời cho câu hỏi trên, tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.

Câu hỏi 13: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,...

Câu hỏi 14: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

Không nên đưa ra thời gian nhất định để rả lời câu hỏi này, điều này sẽ làm các nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn gắn bó và phát triển lâu dài cùng công ty, khôn khéo đưa ra các câu trả lời làm rõ ý định muốn gắn bó lâu dài cùng công ty. Nên đưa ra các câu trả lời có ý như: "tôi muốn gắn bó lây dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân" hay "trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty".

Khi phỏng vấn ứng viên cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào để vừa khai thác được hết các thông tin từ ứng viên đó một cách triệt để phục vụ công việc, đồng thời không bỏ lỡ các nhân tài. Hãy cùng timviec365.vn khám phá bộ nguyên tắc phỏng vấn ứng viên ngay dưới đây.

Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, các công việc cũng yêu cầu về khả năng tiếng Anh của ứng viên cao hơn. Đó là lý do phỏng vấn tiếng Anh trở nên phổ biến hơn. Trong bài viết này, cùng Langmaster tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh cho từng ngành nghề như phỏng vấn IT bằng tiếng Anh, phỏng vấn kế toán,... nhé!