Chương Trình Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2024

Chương Trình Thương Hiệu Mạnh Quốc Gia 2024

1. Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Đặc điểm của việc xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại được xem là một hình thức thương mại. Với mục đích là đem lại lợi nhuận nên thường sẽ do các thương nhân đứng ra thực hiện. Tuy nhiên có một điểm khác là nó có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Nhằm khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động này thực với hiệu một cách hiệu quả nhất.

Theo quy định pháp luật thì tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thương mại sẽ được hiểu là cá nhân, tổ chức có quan hệ thương mại với thương nhân. Đồng thời trở thành một bên trong cơ quan đó. Chủ thể tiếp cho việc hoạt động xúc tiến thương mại phải có tư cách pháp lý độc lập. Có thể là thương nhân Việt Nam hoặc là thương nhân nước ngoài. Chi nhánh thực hiện việc xúc tiến phải phù hợp với nội dung hoạt động ghi trong giấy phép kinh doanh.

Mục đích trực tiếp là tìm kiếm hay thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Thông qua đó sẽ đạt được mục đích lợi nhuận của thương nhân. Trong mọi trường hợp hoạt động thương mại có thể dùng đến các biện pháp quảng cáo, thông tin, triển lãm để có thể giới thiệu cho thương nhân về những hoạt động thương mại. Và mang đến hiệu quả thương mại bao gồm cả việc đầu tư.

Do đối tượng áp dụng chủ yếu là các thương nhân. Nên Luật thương mại chỉ quy định các cách thức xúc tiến bao gồm cả việc thương nhân tự mình tiếp xúc thương mại cho mình. Với nhiều hình thức, hoạt động cụ thể như: khuyến mãi, quảng cáo, hội chợ triển lãm thương mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 được định giá 431 tỷ USD

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, về tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 (74%).

Nếu như năm 2019, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam mới chỉ được Brand Finance định giá là 247 tỷ USD, năm 2020 là 319 tỷ USD tăng 29,1% so với năm 2019; năm 2021 là 388 tỷ USD tăng 21,6% so với năm 2020; thì năm 2022 đã là 431 tỷ USD tăng 11,1% so với năm 2021.

Về thứ hạng, bất chấp những hậu quả về đại dịch COVID-19 và những xung đột, bất ổn về địa chính trị đang diễn ra trên thế giới, nhiều nước đã không duy trì được thứ hạng của thương hiệu quốc gia nhưng theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong TOP 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Cụ thể, nếu như năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 42; năm 2020 tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33; năm 2021 duy trì vị trí thứ 33 và năm 2022 tăng hạng 1 bậc lên vị trí thứ 32.

Về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, Brand Finance đánh giá trong TOP 50 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam; có mức tăng trưởng về giá trị cũng cao là 36% (mức tăng trưởng của Singapore là 22%, ở Indonesia là 22%, Ấn Độ là 16%, Malaysia là 10%, Trung Quốc là 6%, Nhật Bản là 5% và Thái Lan là 4%).

Những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu dẫn đầu với sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam như Viettel, Vinamilk, MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Hòa Phát, Vietnam Airlines,...

Có thể nói, điều này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự đóng góp của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trong vai trò tiên phong, dẫn dắt và phát triển thương hiệu quốc gia ngay cả trong những giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Việc tham gia Chương trình là một quá trình để doanh nghiệp đánh giá toàn diện các hoạt động, kết quả sản xuất/ kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua hệ thống tiêu chí của Chương trình; từ đó khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.

Qua gần 19 năm hình thành và phát triển, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ chất lượng và có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

Ngày 21/12/2023, tại Hà Nội diễn ra Chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2023 và Phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2024 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học – Công nghệ (NATEC - Bộ Khoa học và Công nghệ), Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia – (VSMA). Sự kiện thu hút sự tham gia của Lãnh đạo các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nhân, các trường đại học/cao đẳng, các tổ chức thúc đẩy - hỗ trợ khởi nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp các địa phương, cơ quan báo chí – truyền hình và đặc biệt là sự tham gia của hơn 200 khách mời.

Phát biểu tại Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2023, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, năm 2023 kinh tế thế giới giảm cầu trên diện rộng, trong khi các chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tăng cao. Kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua tiếp tục chịu "tác động kép" từ những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và hậu quả đại dịch COVID-19 để lại vẫn rất nặng nề. Cộng đồng doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh khó khăn nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn phát triển tương đối nhanh. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã dần tăng trưởng trở lại với 634 triệu đô la Mỹ năm 2022 và đạt 413 triệu đô la Mỹ trong nửa đầu năm 2023.

Hiện nay, trên cả nước đã hình thành nhiều đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cả trong khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và cả từ các tổ chức quốc tế theo nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Khoảng 20 địa phương đã và đang hình thành các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, gần 100 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp trên cả nước đã và đang hoạt động. Nhiều trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của quốc tế có hoạt động hoặc phối hợp để vận hành các không gian đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hình thành và phát triển. Ngoài hành lang pháp lý và các chính sách hỗ trợ, Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam cần các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm hạt nhân để huy động, khai thác, liên kết và tối ưu hóa các nguồn lực, đặc biệt là các thành quả trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào cuộc sống, từ địa phương, trung ương, từ khu vực doanh nghiệp và cả từ các tổ chức quốc tế.

Ông Bùi Trung Nghĩa nhấn mạnh, Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia với chủ đề: “Liên kết mới để khởi nghiệp sáng tạo” là cơ hội để chúng ta cùng trao đổi về nhưng mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới, trong đó có nhấn mạnh đến tinh thần khởi nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị, những đổi mới trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng từ thực tế địa phương, kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp từ các tỉnh thành, trường đại học được vinh dự nhận danh hiệu địa phương có đóng góp tích cực cho xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp …

Năm 2023 là cột mốc quan trọng đánh dấu chặng đường tròn 20 năm Chương trình khởi nghiệp Quốc gia được triển khai liên tục và sâu rộng trên khắp cả nước và ghi dấu ấn là các chương trình hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp sớm nhất, có quy mô lớn nhất và đạt chuẩn quốc tế. Chương trình khởi nghiệp quốc gia tự hào khi là đơn vị tiên phong cho phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam. Chương trình Festival khởi nghiệp năm nay được tổ chức bao gồm nhiều hoạt động: Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 8 năm 2023; Công bố các dự án xuất sắc của Chương trình Phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia, trao danh hiệu đơn vị tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và Phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2024.

Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy khởi nghiệp, trong đó có khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đó là Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đề ra tầm nhìn đến năm 2025 Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất thông minh, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm hàng đầu châu Á.

Mới đây, ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 nhấn mạnh yêu cầu khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội, nhất là trong các lĩnh vực mới, trong thế hệ trẻ với nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các ngành, các cấp. Nhiều tỉnh, thành như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Đà Nẵng… quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp, trong đó có khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cả về chiều rộng và chiều sâu. Những kết quả này thể hiện cố gắng, nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, các tỉnh thành. Năm 2023, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia. Việt Nam cũng là một trong bảy quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua, là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp. Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kỳ lân, nhiều doanh nghiệp ở ngưỡng tiệm cận kỳ lân với mô hình kinh doanh độc đáo.

Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ - NATEC (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, hiện nay các địa phương đang khuyến khích khởi nghiệp của các thành phần nhưng thiếu nhất là các huấn luyện viên chuyên nghiệp. Nhìn từ kinh nghiệm của các nước như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, ông Phạm Hồng Quất cho rằng điều quan trọng là tìm được ra thế mạnh mang tính cạnh tranh để tập trung phát triển. Trong khi ở các quốc gia khác, khởi nghiệp được định hướng theo từng lĩnh vực thì ở Việt Nam, sự phát triển chưa đồng đều, chưa có điểm nhấn. Hơn nữa, dù “cơ chế đặc thù” đã được nhắc đến nhiều nhưng thực tế hiện nay chưa có “không gian” cho các mô hình kinh doanh mới. Các trung tâm hỗ trợ chuyên nghiệp hiện chưa được quan tâm chính đáng, chưa có không gian làm việc. Do đó cần phải chú trọng xây dựng nguồn nhân lực huấn luyện viên, có các cơ chế chính sách mở cho các mô hình kinh doanh mới và tìm kiếm nguồn lực đủ mạnh mẽ để hỗ trợ khởi nghiệp.

Nhằm vinh danh các đơn vị, từ đó khích lệ các đơn vị tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa cho hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. VCCI đã phối hợp cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia thành lập hội đồng và tiến hành bình chọn các địa phương và trường đại học tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2023. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Ban tổ chức triển khai hoạt động này. Đồng thời trao giải cho các dự án đoạt giải tại Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023.

Trong khuôn khổ diễn đàn cũng chính thức khởi động lễ phát động Chương trình Khởi nghiệp quốc gia 2024.

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia là một cụm từ khá quen thuộc trong giới kinh doanh. Nhưng bạn có tự hỏi đó là gì và tầm quan trọng của nó trong việc thúc đẩy kinh doanh không? Hãy cùng IICCI tìm hiểu thêm một số thông tin chi tiết về sự ảnh hưởng của việc xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp.