Đi Lao Động Ở Nước Ngoài

Đi Lao Động Ở Nước Ngoài

là chương trình hợp tác phi lợi nhuận giữa địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc, không có sự tham gia của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy vậy, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chương trình này để quảng cáo, ký hợp đồng, thu tiền không đúng quy định, hứa hẹn đưa

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo

(PLVN) - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa có thông báo khuyến cáo về tình trạng phát sinh nhiều vụ việc trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài xảy ra trên môi trường mạng, sử dụng công nghệ.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com... để tìm kiếm NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Các website này được xây dựng chuyên nghiệp, đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore, Rumani, Ba Lan, Australia, NewZealand, Philippines, CHLB Đức, Hy Lạp...

Sau khi NLĐ đăng ký số điện thoại sẽ được tư vấn viên giới thiệu qua các doanh nghiệp khác mà phần lớn là doanh nghiệp không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Các doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài này sử dụng trang thông tin cá nhân (facebook, zalo) có đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này như hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình NLĐ làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với NLĐ.

Khi NLĐ chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để NLĐ tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác.

Với NLĐ do ở xa hoặc qua giới thiệu nên tin tưởng không đến trực tiếp công ty để làm việc, xác minh thông tin và trực tiếp ký hợp đồng, chỉ liên hệ, trao đổi và làm việc thông qua mạng xã hội và số điện thoại. Khi đến thời hạn mà không được xuất cảnh, khi NLĐ liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thông tin về đơn hàng tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa điểm NLĐ đến làm việc, thông tin về Giấy phép hoặc website sử dụng để đăng tải thông tin lừa đảo thường gần giống với website chính thức mà doanh nghiệp đăng ký với Cục Quản lý lao động ngoài nước (ví dụ halsuco.com.vn/halsuco.vn là website đăng thông tin giả mạo - halsucohanoi.vn là website mà doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đăng ký chính thức với Cục Quản lý lao động ngoài nước).

Khi có vụ việc liên quan, doanh nghiệp không có chức năng hoạt động dịch vụ sẽ phủ nhận sự liên quan đến các website lừa đảo; hoặc các địa điểm mà NLĐ đến nộp tiền và làm việc thường không phải các địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; các văn bản chụp được gửi qua mạng đều có thể chỉnh sửa và không có giá trị pháp lý.

Để tránh bị các đối tượng nói trên lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tin vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, facebook, zalo... nêu trên và tuyệt đối không giao dịch, liên hệ với các doanh nghiệp, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. NLĐ có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có Giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.

NLĐ cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phản ánh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đề nghị liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8.249.517 máy lẻ 512 và 513, địa chỉ 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công ty TNHH MTV Hợp tác lao động và Dịch vụ Vinafor

- Công ty TNHH MTV Hợp tác lao động và Dịch vụ Vinafor tập trung vào các lĩnh vực tư vấn du học, tuyển chọn và tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và đào tạo ngoại ngữ.

- Đảm bảo nguồn cung ứng lao động có chất lượng và kỷ luật cao cho các đối tác nước ngoài, cam kết đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và các quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động, phát triển có chọn lọc các thị trường và các nhóm ngành nghề, nâng cao chất lượng tay nghề người lao động thông qua đào tạo, giảm thiểu cung ứng lao động phổ thông.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp bao gồm lao động có tay nghề, kỹ thuật viên, thực tập sinh lâm nghiệp...

- Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Malaysia và nghiên cứu một số thị trường tiềm năng như Châu Âu, Trung Đông.

- Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn du học và đào tạo vì đây là lĩnh vực ít rủi ro và nhiều tiềm năng phát triển

+ Văn phòng làm việc: Tại toà nhà VINAFOR – 127 Lò Đúc, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

+ Trung tâm đào tạo và dịch vụ Vinafor - Km11,5, đường Ngọc Hồi, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội với tổng diện tích hơn 2.000m2, khuôn viên rộng rãi, khép kín cùng với trang thiết bị hiện đại, chuyên biệt, có khả năng đào tạo 300 học viên/khóa học.

+ Văn phòng đại diện tại Nhật Bản nhằm xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước.

+ Cán bộ lãnh đạo trí tuệ, kinh nghiệm, nhiệt huyết, trách nhiệm, kỷ luật, quyết đoán…

+ Cán bộ nhân viên: sức trẻ, nhiệt huyết, năng động, trình độ chuyên môn cao, ham học hỏi, kỷ luật, trách nhiệm…

Cung ứng nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có tư cách tốt, có năng lực thực hiện công việc, có khả năng giao tiếp tốt, có kỷ luật.

Đảm bảo mức lương đúng cam kết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi làm việc tại nước sở tại.

Rộng cửa cho lao động làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc

Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện các cải tiến chính sách để người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ có thể lưu trú lâu dài và mở rộng nhóm ngành nghề cho Chương trình kỹ năng đặc định số 2.

Theo đó, việc Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề về chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định đã nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề.

Theo Bộ LĐTB&XH, đây là cơ hội để tăng số lượng, tăng quyền lợi, mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động Việt Nam.

Nhật Bản cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm qua. Các lao động sau 3 năm thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội chuyển sang lao động kĩ năng đặc định ở lại lâu dài. Nhiều hiệp hội ngành nghề Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, liên kết với các trường đào tạo nghề ở Việt Nam để giúp người lao động thuần thục tay nghề trước khi xuất cảnh.

Không chỉ riêng Nhật Bản, đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc cũng là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500-2.000 USD/tháng.

Ngay trong tháng 6, Bộ trưởng Bộ LĐ&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Chương trình EPS đã mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc.