Gỗ Công Nghiệp Ở Tây Ninh An Giang Tây

Gỗ Công Nghiệp Ở Tây Ninh An Giang Tây

Đồ Gỗ Nội Thất - Sản Xuất và Kinh Doanh Đồ Gỗ Nội Thất (1688)

Khu công nghiệp Thành Thành Công

Khu công nghiệp Thành Thành Công tiền thân là Khu công nghiệp Bourbon - An Hòa, được thành lập vào năm 2008 với chủ đầu tư hạ tầng là Công ty CP Bourbon - An Hòa. Đây là một trong những KCN Tây Ninh đầu tiên cũng như tại Việt Nam có định hướng phát triển theo mô hình KCN sinh thái.

Đầu năm 2014, theo Quyết định số 03/2014/QĐ-HĐCT, Hội Đồng Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công chính thức phê chuẩn về việc tham gia của Công ty CP Bourbon An Hòa vào Tập đoàn. Và đến tháng 3/2014, tên gọi của KCN chính thức thay đổi là KCN Thành Thành Công.

Với tổng diện tích 1.020 ha, ngoài diện tích đất công nghiệp 760 ha cho thuê, KCN Thành Thành Công còn được quy hoạch đồng bộ với 184 ha khu kho cảng và điện mặt trời, cùng với khu dân cư có diện tích 76 ha

Khu công nghiệp Phước Đông không phải là một khu công nghiệp riêng biệt mà nằm trong Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời, có diện tích lên đến 3.285 ha. Khu công nghiệp này được thành lập vào năm 2008 theo Quyết định số 1477/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh, cùng với chủ đầu tư là Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sài Gòn VRG.

Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sài Gòn VRG cũng là một trong những công ty con, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Chính vì vậy, Khu công nghiệp Phước Đông có quy mô rất lớn trong số những khu công nghiệp Tây Ninh, với diện tích lên đến 2.190 ha.

KCN Tây Ninh này cũng có lợi thế về vị trí địa lý cũng như hạ tầng giao thông. Nằm giữa 2 huyện là Gò Dầu và Trảng Bàng, KCN Phước Đông nằm ngay trục kết nối giữa TP.HCM và Phnom Penh thuộc Campuchia.

Khởi đầu là Cụm công nghiệp Chà Là, được thành lập vào năm 2009, với diện tích 60 ha. Đến thời điểm hiện tại, Chà Là đã phát triển thành một khu công nghiệp hoàn chỉnh với quy mô lên đến 200 ha. Đây cũng là khu công nghiệp Tây Ninh lớn thứ 5 với chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế.

Ở giai đoạn 1, Cụm công nghiệp Chà Là dự kiến thu hút khoảng 40 doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, cơ khí chính xác, điện tử… Đến thời điểm hiện tại, Khu công nghiệp Chà Là đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng cơ sở với đường 784 ở phía Tây Nam, kết nối kcn Tây Ninh này với thị trấn Hòa Thành, TP.Tây Ninh. KCN Chà Là cũng xây dựng được nhà máy cấp nước công suất 1.000 m3/ngày-đêm, cũng như quy hoạch khu nhà ở công dân, khu dân cư - dịch vụ và tái định cư có quy mô 70 ha.

Vào năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giảm diện tích Khu công nghiệp Chà Là từ 200 ha xuống còn 42,19 ha, nhỏ hơn so với quy hoạch Cụm công nghiệp ban đầu, theo Công số 27/TTg-CN. Việc thay đổi này để phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo không chồng lấn giữa các quy hoạch

Mô hình Dự án khu công nghiệp Hiệp Thạnh. (Ảnh: CTCP Phát triển Cơ sở hạ tầng Công nghiệp Tây Ninh).

Khu công nghiệp Hiệp Thạnh là khu công nghiệp mới nhất tại thị trường khu công nghiệp Tây Ninh. Theo quy hoạch trước đây, Khu công nghiệp Hiệp Thạnh có quy mô 250 ha tại Ấp Chánh, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu. Tuy nhiên theo Công văn số 27/TTg-CN ngày 12/01/2021, Khu công nghiệp Hiệp Thạnh được di dời về Ấp Đá Hàng và Ấp Giữa, Xã Hiệp Thạnh, Huyện Gò Dầu, đồng thời sử dụng chỉ tiêu đất công nghiệp đã dừng triển khai giai đoạn 2 của 2 khu công nghiệp Chà Là và Thanh Điền. Chính vì vậy quy mô Khu công nghiệp Hiệp Thạnh cũng được mở rộng lên đến 573,81 ha.

Hiện tại, Khu công nghiệp Tây Ninh này vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi chủ đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy khu công nghiệp vẫn đang ở trong tình trạng quy hoạch và chưa triển khai. Đây cũng là khu công nghiệp thứ 6 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn Tây Ninh

Danh sách khu công nghiệp Tây Ninh

Được thành lập theo quyết định 100/QĐ-TTg vào ngày 9/2/1999, KCN Trảng Bàng được xem là khu công nghiệp Tây Ninh đầu tiên. Chủ đầu tư của KCN này là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh với quy mô gần 190 ha.

KCN Trảng Bàng nằm ở vị trí khá thuận lợi khi cách trung tâm TP.HCM 43,5 km, cách cửa khẩu Mộc Bài 28 km và nằm trên trục đường Xuyên Á (Quốc lộ 22).

Hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng cũng khá hoàn chỉnh với hệ thống trạm điện nội bộ 110kV/22kV, hệ thống cung cấp nước với công suất 7.000 m3/ngày-đêm, và hệ thống xử lý nước thải với công suất 7.500 m3/ngày-đêm.

Hiện tại KCN Trảng Bàng là một trong những khu công nghiệp Tây Ninh có tỷ lệ lấp đầy khá cao với 99,57% với 70 nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc… Đặc biệt, nhà đầu tư trong nước cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 28%.

Cụm công nghiệp Bến Kéo (giai đoạn 1)

Ngoài các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thị trường khu công nghiệp Tây Ninh đang kêu gọi đầu tư một số cụm công nghiệp có quy mô trung bình.

Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài

Với vai trò cửa khẩu quốc tế quan trọng nối liền 2 nước Việt Nam và Campuchia, Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài đã được chú trọng đầu tư kể từ năm 2009. Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài cũng đóng vai trò quan trọng trong các Khu kinh tế và Khu công nghiệp Tây Ninh.

Địa hình của Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài có lợi thế bằng phẳng, tương đối thấp, nằm trong vị trí chiến lược của tuyến đường Xuyên Á, bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc.

Hiện tại, Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài được phân bổ các chức năng khá đa dạng. Khu vực chính được chia làm 2 phần là khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó, diện tích đất khu công nghiệp trong khu phi thuế quan là 633 ha, trong khi diện tích đất công nghiệp ngoài khu phi thuế quan là 300 ha. Ngoài ra, khu thuế quan còn quy hoạch cụm công nghiệp phân tán khác với diện tích 30 ha.

Vì vậy Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài có diện tích đất dành cho công nghiệp lên đến 933 ha, là một trong những vùng tập trung phát triển công nghiệp rất quan trọng tại thị trường khu công nghiệp Tây Ninh.

Giới thiệu thị trường KCN Tây Ninh

Tây Ninh là một trong sáu tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế năng động của Việt Nam. Tuy nhiên thị trường khu công nghiệp Tây Ninh vẫn chưa phát triển tương xứng với các tiềm năng đang có.

Tây Ninh có vị trí tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam. Chính vì vậy, Tây Ninh cũng sẽ có các lợi thế tương tự Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu… trong việc tiếp cận những nguồn vốn đầu tư khi thị trường truyền thống không còn đủ nguồn cung.

Ngoài ra, Tây Ninh còn có lợi thế khi nằm trên trục giao thông xuyên Á, dễ dàng tiếp cận với thị trường Campuchia qua 3 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam. Ngoài ra, địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có 3 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu phụ, phục vụ nhu cầu giao thương giữa người dân và doanh nghiệp hai nước.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, danh sách khu công nghiệp Tây Ninh vẫn chỉ có 5 khu công nghiệp đang hoạt động là Khu công nghiệp Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, Khu công nghiệp Thành Thành Công, Khu công nghiệp Phước Đông và Khu công nghiệp Chà Là. Bên cạnh đó là 1 dự án Khu công nghiệp Hiệp Thạnh mới được phê duyệt.

Trong khi 2 khu công nghiệp lâu năm là KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III hoạt động khá hiệu quả, thì các khu công nghiệp khác vẫn chưa phát triển hết tiềm năng, tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp. KCN Bourbon - An Hòa từng nổi lên trong quá khứ đã sát nhập với Tập đoàn Thành Thành Công để trở thành KCN Thành Thành Công. Trong khi KCN Chà Là cũng vừa được quy hoạch nâng cấp từ Cụm công nghiệp Chà Là trước kia và số lượng nhà đầu tư đến với KCN Tây Ninh này còn rất thấp, và vừa bị Chính phủ điều chỉnh giảm quy mô.

Mặc dù có những khởi đầu chậm chạp trước đây, nhưng thị trường kcn Tây Ninh còn dư địa để phát triển trong tương lai, nhất là khi bối cảnh cơ sở hạ tầng kết nối Tây Ninh với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang được Chính phủ tăng cường đầu tư thời gian tới.

Hai trục cao tốc sẽ là điểm nhấn rất quan trọng trong thời gian tới của Tây Ninh chính là cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và cao tốc Gò Dầu - Xa Mát. Đây sẽ là cầu nối quan trọng không chỉ giữa Tây Ninh với các tỉnh mà còn là giữa Việt Nam với Campuchia. Chưa kể dự án đường Hồ Chí Minh huyết mạch đi qua Tây Ninh kết nối với huyện Chơn Thành, Bình Phước và huyện Đức Hòa, Long An sẽ phát huy tiềm năng còn chưa khai phá của Tây Ninh.

Ngoài ra, Tây Ninh còn dự kiến xây dựng các dự án trung tâm Logistics, cảng ICD, cảng tổng hợp Tây Ninh. Kết hợp với hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh với thị trường KCN Tây Ninh.

Không chỉ 5 khu công nghiệp đang có, thị trường khu công nghiệp Tây Ninh dự kiến sẽ có thêm rất nhiều gương mặt mới trong tương lai. Hiện tại, có 2 kcn Tây Ninh đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng là KCN Hiệp Thanh và Thanh Điền với quy mô lần lượt là 250 và 166 ha.

Song song đó là các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động như Cụm công nghiệp Thanh Xuân 1 (50ha), Cụm công nghiệp Ninh Điền (50ha). Các Cụm công nghiệp có quy mô nhỏ hơn như Tân Hội 1 (49,2 ha), Thành Long (37ha), Bến kéo (35,78 ha), Hòa Hội (30ha). Ngoài ra, còn 9 dự án Cụm công nghiệp đang được kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, cá biệt có dự án Cụm công nghiệp Tân phú 1, 2, 3, 4 có quy mô đến 200 ha; hay dự án Cụm công nghiệp Bến Củi 1, 2 có quy mô đến 100 ha, hứa hẹn sẽ là các nguồn cung lớn cho thị trường khu công nghiệp Tây Ninh trong tương lai. Ngoài ra, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu cũng mang đến cơ hội cho các khu công nghiệp Tây Ninh.