WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
- Lễ khai giảng ở Nhật được gọi là lễ nhập học và có ý nghĩa khá quan trọng với các cấp học đầu cấp.
Năm học của Nhật bắt đầu vào tháng 4 và lễ khai giảng thường diễn ra trong khoảng 10 ngày đầu của tháng đó khi mà hoa anh đào nở bừng rực rỡ.
Tôi và gia đình có may mắn đã cùng con trai tham dự lễ nhập học khi cháu vào lớp 1 ở Nhật. Đó là một ngày đáng nhớ và có ý nghĩa nhiều với con. Thông tin về ngày Nhập học của con được Phòng giáo dục Thành phố gửi thư đến tận các gia đình trước khoảng 3 tuần. Thông thường ở Nhật các em thường đăng kí học tiểu học theo khu vực gần nơi cư trú. Số lượng các em học trái tuyến, vào trường điểm như nhà mình tôi thấy hơi hiếm.
Trong buổi sáng của ngày khai giảng, con trai tôi đã háo hức với bộ đồng phục và chiêc cặp mới tung tăng nhảy chân sáo đến trường. Vừa đi đường con vừa líu lo hỏi chuyện: Không biết lớp con có bạn nào quen học cùng mẫu giáo không? Cô giáo có xinh không?....Ngày từ cổng trường đã có tấm biển với những bông hoa giấy màu sắc sặc sỡ trang trí xung quanh và có tiêu đề: CHÚC MỪNG BUỔI LỄ NHẬP HỌC.
Đến trường Con mới biết mình học lớp 1 nào và số thứ tự theo danh sách lớp ra sao. Bố mẹ dẫn các Con đến nhận lớp và gặp mặt cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo đã mời từng gia đình và các con lên trên bục của lớp để chụp ảnh kỉ niệm, chúc mừng sự kiện của cả gia đình khi "Con vào Lớp Một".
Sau các thủ tục tại lớp học, phụ huynh sẽ được mời đến hội trường lớn của nhà trường để tham dự buổi lễ Nhập học. Buổi Lễ diễn ra trong vòng khoảng 1 tiếng đồng hồ với những thủ tục đơn giản nhưng không kém phần trang trọng. Thầy cô giáo, khách mời và phụ huynh của học sinh khối Một đều mặc lễ phục.
Với tôi xúc động nhất trong buổi lễ là cảnh các anh chị lớp 6 (lớp cao nhất trong bậc tiểu học Nhật) dắt tay các em lớp 1 vào chỗ ngồi dành cho khối một. Một hình ảnh thể hiện sự thân thiện và gần gũi giữa khóa trên, khóa dưới.
Và đặc biệt hơn cả theo tôi là lời dặn dò, phát biểu ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của thầy Hiệu trưởng. Lời dặn dò này cũng chính là mục tiêu hướng đến của nhà trường. Thầy nhắn nhủ các em học sinh lớp 1 ba điều khi các em bước vào môi trường mới:
1. Mong các em mỗi ngày đến trường đều là một niềm vui. 2. Hòa đồng thân thiện với bạn bè mới 3. Rèn luyện thể lực cho thật tốt.
Chính những lời dặn dò ngắn gọn nhưng ý nghĩa đó khiến cho các con (trong đó có bé nhà tôi) đã bước vào lớp 1 rất nhẹ nhàng, không có những cú sốc về mặt tâm lý.
Không chỉ vậy mà trong tuần đầu của năm học lớp 1 các em học sinh chỉ học đến 11h45 còn buổi trưa vẫn được ông bà, bố mẹ đón về. Tuần học đầu được coi như sự tập dượt, làm quen với môi trường tiểu học mới.
Sang tuần thứ hai các em mới có ăn trưa tại trường và học thêm 1 tiết vào đầu giờ chiều đến tầm 2h là các em được đón về hoặc được đưa đến các jiđokan (một dạng câu lạc bộ trông học sinh ngoài giờ học chính khóa ở Nhật).
Sang đến tuần thứ 3 các em học sinh khối 1 mới học đủ 5 tiết như các anh chị khối 2,3.
Teen đạp xe quanh khu nhà thờ Đức Bà (Q.1)
Bạn Trần Thiên Ân (lớp 11 trường THPT Ten Lơ Man, Q.1) thử thắng xe đạp, kiểm tra khóa,... rồi an tâm thả chiếc ba lô lên giỏ xe, cùng cả nhóm đạp xe ra phố. “Bây giờ mình sẽ đạp xe qua đường Phùng Khắc Khoan ăn bánh uống sữa tươi trước, sau đó đạp thẳng qua đường Hải Thượng Lãn Ông ăn há cảo” - nhóm bạn bàn bạc đường đi. Cứ thế, mỗi bạn một chiếc xe, đạp bon bon qua những con đường xanh mát của thành phố, nhâm nhi các món ngon Sài Gòn, thi thoảng dừng chân đâu đó để check-in, ngồi ngắm đường phố yên bình buổi sáng...
Không chỉ có nhóm bạn của Ân, nhiều bạn trẻ khác cũng thích thú với phong trào đạp xe buổi sáng này. “Vừa tập thể dục, vừa lang thang khám phá thành phố với chi phí rất rẻ, tại sao lại không chứ? Điều khó nhất là dậy sớm vào buổi sáng, tụi mình phải đi ngủ sớm vào tối thứ bảy và gọi điện cho nhau để lôi kéo cả nhóm dậy kịp giờ” - Minh Quân (lớp 12 trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5) hào hứng.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích (Quản lí TNGo chi nhánh TP.HCM) cho biết thêm, một điều ngạc nhiên là có nhiều bạn sử dụng xe đạp công cộng để đi các địa điểm xa hơn như... Vũng Tàu, Đồng Nai,... đặc biệt là Cần Giờ vì đường đi bằng phẳng, thông thoáng, nhiều cây xanh, thích hợp để đạp xe hơn vùng nội thành. Từ Bưu điện Thành phố, chúng mình có thể đạp xe về phía quận 7 theo đường Huỳnh Tấn Phát khoảng hơn 20km rồi băng qua phà (giá vé 2k cho xe đạp). Sau khi qua phà, con đường lớn hầu như rất ít xe cộ, hai bên đường là rừng ngập mặn, “đặc sản” của vùng đất này. Gió thổi từ cánh rừng mát rượi. Dọc hai bên đường là các hàng bán dừa nước, nơi bạn có thể ghé nhâm nhi li nước mát lạnh, ngọt lành. Đoạn đường xa trên 20km như thế này sẽ dành cho những bạn có sức bền tốt. Nhiều bạn chọn xe đạp thể thao (touring) thay vì xe đạp công cộng, vì xe đạp touring sẽ giúp đạp nhanh và nhẹ nhàng hơn. Bạn cũng nên đem theo lốp dự phòng để thay vì đường Rừng Sác khá vắng, hầu như không có tiệm sửa xe nếu có sự cố.
Con đường thông thoáng và xanh mát ở Cần Giờ
Để an toàn hơn, teen mình có thể tham gia các tour đạp xe như ở Cào Cào Adventure, nơi thường xuyên tổ chức các tour đạp xe đi Bình Quới, đảo Kim Cương, Cần Giờ... Bạn sẽ được hướng dẫn viên chỉ cách đạp xe, thay lốp, sửa xe khi gặp sự cố... Hoặc bạn có thể tham gia các lớp hướng dẫn kĩ thuật đạp xe cơ bản (miễn phí) và thuê xe đạp (khoảng 100k - 300k/ngày) tại các điểm thuê xe như Cào Cào Adventure... để trải nghiệm bộ môn này.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Bích - Quản lí TNGo chi nhánh TP.HCM cho biết: “Người đi xe đạp công cộng TNGo ở TP.HCM tập trung nhiều nhất vào lứa tuổi từ 16 - 22. Các bạn thường sử dụng xe vào khung giờ 15g - 18g, sau đó là 6g - 9g, 18g - 21g. Đây là khoảng thời gian các bạn đi làm, đi học và đi chơi. Đặc biệt vào cuối tuần, các trạm thường xuyên rơi vào tình trạng hết xe. Hầu hết các bạn trẻ đi xe đạp rất văn minh, vì đối tượng của TNGo là khách hàng trẻ. Tuy nhiên cũng còn một số trường hợp vẽ bậy lên xe, chạy xe không trả đúng nơi quy định, vứt xe dọc đường, có cả trường hợp... treo xe lên cây nữa, đội ngũ nhân viên TNGo phải chạy tới nơi để “giải cứu” xe. TNGo rất mong các bạn sử dụng xe đạp có ý thức bảo vệ tài sản công cộng của thành phố.
Hiện tại TNGo đang duy trì lượng khách ổn định sử dụng dịch vụ mỗi ngày. Vì xe đạp TNGo mới chỉ được phép mở ở quận 1 nên còn nhiều hạn chế. Sắp tới dịch vụ sẽ cố gắng mở rộng thêm ra các quận lân cận để các bạn dễ dàng tìm được cho mình trạm xe gần nhà, gần trường học mình”.