Nêu Những Nhiệm Vụ Của Khoa Học Lịch Sử Đảng

Nêu Những Nhiệm Vụ Của Khoa Học Lịch Sử Đảng

Án sát :Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.

Quy định về triệu tập đại hội của tổ chức cơ sở đảng

Theo Điều 22 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 quy định về triệu tập đại hội của tổ chức cơ sở đảng như sau:

- Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.

- Đại hội thảo luận văn kiện của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Khi cấp uỷ xét thấy cần hoặc khi có trên một nửa số tổ chức đảng trực thuộc yêu cầu và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên bất thường.

Đại biểu dự đại hội đại biểu bất thường là các cấp uỷ viên đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng bộ đầu nhiệm kỳ, đang sinh hoạt tại đảng bộ, đủ tư cách. Dự đại hội đảng viên bất thường là những đảng viên của đảng bộ đó.

- Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

- Đảng uỷ cơ sở có từ chín uỷ viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số uỷ viên thường vụ; dưới chín uỷ viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư.

- Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

Trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tăng cường giáo dục tư tưởng trong Đảng, đấu tranh khắc phục những khuyết điểm. Phải nâng cao hơn nữa tính giai cấp và tính tiền phong của Đảng. Tăng cường không ngừng mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, phải đoàn kết mọi người yêu nước và tiến bộ để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà…”.

Thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960), đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên giáo trong tình hình mới, ngày 16/1/1962, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 36-NQ/TW quyết định thống nhất Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và Trường Tuyên giáo thành “Trường Tuyên giáo Trung ương”, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nghị quyết nêu rõ: “Trường Tuyên giáo Trung ương là một đơn vị thuộc hệ thống trường Đảng, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tuyên huấn ở trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên, về lý luận và nghiệp vụ. Trung ương Đảng giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương phụ trách trường”(1). Khi thành lập, trường có 5 khoa: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng và Kinh tế cơ bản.

Với Nghị quyết này, ngày 16 tháng 1 đã trở thành ngày truyền thống của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng thời cũng là ngày truyền thống của Khoa Lịch sử Đảng.

60 năm đã trôi qua kể từ ngày lịch sử đó, Trường Tuyên giáo của 60 năm trước nay đã là Học viện Báo chí và Tuyên truyền - một trung tâm đào tạo lý luận chính trị, báo chí và truyền thông uy tín trong cả nước. Khoa Lịch sử Đảng xưa mới chỉ là một khoa tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, nay đã là Khoa với bề dày kinh nghiệm gần 50 năm đào tạo cử nhân lịch sử Đảng; 13 năm đào tạo cao học và 4 năm đào tạo nghiên cứu sinh và có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của nhà trường. Đó là niềm vinh dự và tự hào của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Khoa Lịch sử Đảng Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nguồn gốc từ hai khoa Lịch sử Đảng của hai trường: Trường Tuyên huấn Trung ương và Trường Nguyễn Ái Quốc V. Trước khi có sự hợp nhất vào năm 1983, Khoa Lịch sử Đảng của hai trường hoạt động độc lập theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi trường.

Từ năm 1962 đến năm 1975 là thời kỳ đầu thành lập khoa Lịch sử Đảng của trường Tuyên giáo Trung ương. Đây là thời kỳ Khoa Lịch sử Đảng chưa tách riêng, chưa đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng. Mặc dù vậy, những bài giảng của các thầy thuộc thế hệ đầu tiên của Khoa như thầy Nguyễn Minh Tân, thầy Vũ Hồng…, đã để lại những dấu ấn tốt đẹp, khó phai mờ trong ký ức của các thế hệ cán bộ, học viên thời kỳ này.

Năm 1983, sau khi hợp nhất với Khoa Lịch sử Đảng của trường Nguyễn Ái Quốc V, hoạt động đào tạo của Khoa có bước chuyển tích cực: đội ngũ giảng viên của Khoa được tăng cường về số lượng và chất lượng. Chương trình đào tạo được chuẩn hóa. Đối tượng đào tạo là cán bộ, đảng viên đã công tác giảng dạy ở các trường phổ thông hoặc đại học thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau nên có kinh nghiệm và niềm say mê nghề nghiệp. Đây là thời kỳ nhiều khó khăn trong sự khó khăn chung của đất nước, song cán bộ, giảng viên của Khoa Lịch sử Đảng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1990, chương trình đào tạo của Khoa thực hiện theo chương trình, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tuyển sinh hằng năm cùng các trường đại học cả nước. Cuối những năm 90, Khoa Lịch sử Đảng còn đào tạo chuyên ngành phụ - chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Những giảng viên được phân công giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh của Khoa thời đó sau này trở thành những cán bộ lãnh đạo, giảng viên trụ cột của Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.

Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nội dung đổi mới chương trình các môn lý luận Mác - Lênin trong các trường đại học, trong đó môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam được thay bằng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó, chương trình giảng dạy của Khoa có sự thay đổi. Cũng từ năm học này, Khoa bắt đầu đào tạo trình độ thạc sĩ Lịch sử Đảng. Vinh dự lớn lao, trách nhiệm nặng nề, song tập thể cán bộ, giảng viên của Khoa vẫn luôn đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Như vậy, lúc đầu chỉ là bộ môn trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, sau hơn 10 năm đã trở thành một khoa chuyên môn đào tạo chuyên ngành Lịch sử Đảng trình độ đại học. Cho đến nay, Khoa Lịch sử Đảng đã có bề dày kinh nghiệm 50 năm đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng, 13 năm đào tạo thạc sĩ, 4 năm đào tạo nghiên cứu sinh, cung cấp hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng có trình độ đại học, sau đại học cho các trường chính trị  ở các tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao đẳng, học viện và các cơ quan, ban, ngành trong cả nước. Bồi dưỡng gần 500 cán bộ, giảng viên môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho các trường đại học, cao đẳng, học viện trên toàn quốc.

Vượt qua những khó khăn, thử thách của những năm đất nước có chiến tranh hay những năm đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, Khoa Lịch sử Đảng đã trưởng thành, từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ thống nhà trường cũng như trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong 60 năm qua, từ mái trường, mái nhà Khoa Lịch sử Đảng thân yêu đã có biết bao thế hệ học viên, sinh viên tốt nghiệp ra trường trở thành những nhà nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng có uy tín trong cả nước. Trong số đó có không ít những người đã trưởng thành và giữ cương vị cao trong hệ thống trường Đảng, trường đại học, cao đẳng và trong hệ thống chính trị cả nước.

Trong mọi hoàn cảnh, Khoa Lịch sử Đảng luôn đi đầu trong mọi hoạt động, phong trào của nhà trường. Khoa đã từng 12 năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Xã hội chủ nghĩa”; 5 năm đạt danh hiệu “Tập thể Lao động Giỏi”; nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; nhiều thầy được phong hàm Phó Giáo sư như: PGS Lê Thế Lạng, PGS Cao Văn Liên, PGS Phạm Xuân Mỹ, PGS Bùi Kim Đỉnh. Nhiều thầy cô được nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, PGS Lê Thế Lạng được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”; PGS, TS Phạm Xuân Mỹ 5 năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn ngành” và được nhận “Huân chương Lao động hạng Nhì”; TS Phùng Thị Hiển được tặng thưởng “Huân chương Lao động hạng Ba”. Chi bộ Khoa Lịch sử Đảng luôn là chi bộ trong sạch, vững mạnh. Cán bộ giảng viên trong khoa luôn đoàn kết thương yêu gắn bó chân thành.

Trong nghiên cứu khoa học, mặc dù nhiệm vụ giảng dạy khá nặng nề, song các giảng viên trong khoa vẫn cố gắng, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiều giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo và nhiều loại tài liệu khác do cán bộ, giảng viên trong Khoa biên soạn được xuất bản rộng rãi hoặc lưu hành nội bộ phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy trong, ngoài Học viện; nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và hàng trăm đề tài cấp cơ sở do cán bộ, giảng viên của Khoa làm chủ nhiệm, tham gia được nghiệm thu với chất lượng cao.

Do yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo, được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Học viện, cán bộ, giảng viên trong Khoa đều được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, nhờ đó trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của cán bộ, giảng viên trong khoa cũng không ngừng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Hiện nay, Khoa Lịch sử Đảng là một trong những khoa có thế mạnh về chất lượng cán bộ giảng viên có thâm niên giảng dạy lâu năm cũng như có trình độ bằng cấp, học hàm học vị cao trong toàn hệ thống Học viện. Đó là nguồn nhân lực chất lượng cao của Khoa đã và đang tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp đào tạo của Khoa và Học viện.

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển của Khoa Lịch sử Đảng trong 60 năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào rằng các thế hệ thầy và trò Khoa Lịch sử Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong từng chặng đường lịch sử cũng như trong cả quá trình xây dựng và phát triển của Khoa, của Học viện. Với những kết quả đã đạt được, Khoa Lịch sử Đảng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, đó là những phần thưởng mà Khoa Lịch sử Đảng luôn ngưỡng mộ và hướng tới. Song, Khoa cũng nhận thức rằng, với ý nghĩa dung dị nhưng cao cả của nghề làm thầy giáo, cô giáo được ví như nghề lái đò chở khách sang sông, thì phần thưởng cao quý nhất chính là tình cảm, sự ghi nhận tôn vinh trong trái tim của các thế hệ học trò dành cho những cán bộ giảng viên Khoa Lịch sử Đảng. Và vì những tình cảm tốt đẹp đó, các thế hệ cán bộ, giảng viên Khoa Lịch sử Đảng đã và sẽ hát mãi khúc quân hành bằng cả trái tim, khối óc và bầu nhiệt huyết cho sự nghiệp đào tạo của Đảng, Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng như của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thân yêu.

60 năm có thể là một con số không nhiều so với nhiều con số khác, nhưng 60 năm cũng là khoảng thời gian đủ để nhìn lại, chiêm nghiệm và đúc rút những kinh nghiệm cho riêng mình. Đối với Khoa Lịch sử Đảng, từ những gì đã làm được và chưa làm được trong 60 năm qua có thể nêu lên một số suy nghĩ sau:

Thứ nhất, những gì Khoa Lịch sử Đảng hôm nay có được không phải dễ dàng mà có, mà nó được tạo nên từ những giọt mồ hôi, nước mắt, từ công sức và trí tuệ của rất nhiều các thế hệ cán bộ, giảng viên trong 2 khoa Lịch sử Đảng của 2 trường: Nguyễn Ái Quốc V và Trường Tuyên huấn Trung ương, trong đó công đầu thuộc về thế hệ cán bộ, giảng viên đầu tiên của 2 khoa, 2 trường. Lớp cán bộ thuộc thế hệ học trò đi sau hôm nay luôn ý thức rất rõ rằng, lịch sử của Khoa là lịch sử của chính mình, truyền thống của Khoa là truyền thống của chính mình, việc trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của Khoa là trách nhiệm của tất cả các thế hệ cán bộ, giảng viên Khoa Lịch sử Đảng.

Thứ hai, sự bền vững và phát triển của Khoa trong 60 năm qua là kết quả của sự đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau chân thành của tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Lịch sử Đảng. Sự đoàn kết gắn bó đó không phải là sự tung hô hay làm vừa lòng nhau một cách hình thức mà là sự thẳng thắn, chân thành trong phê bình, tự phê bình. Đằng sau những bất đồng nếu có luôn là sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc, tôn trọng và giúp đỡ nhau thật lòng. Đây chính là động lực cho sự phát triển bền vững của Khoa Lịch sử Đảng trong những năm qua.

Thứ ba, sự tin tưởng, quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Học viện đối với Khoa Lịch sử Đảng là nguyên nhân quan trọng đem lại sự lớn mạnh của Khoa trong 60 năm qua. Không có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Học viện về mọi mặt như định hướng chiến lược, đào tạo, bồi dưỡng và sắp xếp cán bộ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần v.v…, Khoa Lịch sử Đảng không thể có được vị thế và những bước phát triển vượt bậc về quy mô cũng như chất lượng đào tạo như hiện nay.

Thứ tư, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi của mỗi cán bộ, giảng viên trong Khoa Lịch sử Đảng qua các thời kỳ là nhân tố quyết định sự phát triển của Khoa trong 60 năm qua. Trước muôn vàn khó khăn của ngày đầu thành lập trong chiến tranh, những thách thức không nhỏ của thời kỳ bao cấp, của cơ chế thị trường thời mở cửa và trước những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo, nếu không có những cố gắng vượt bậc của mỗi cán bộ, giảng viên trong Khoa, không có sự đồng tâm hợp lực, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh để giữ vững niềm tin, niềm say mê và tự trọng nghề nghiệp thì không thể có một Khoa Lịch sử Đảng trưởng thành như hôm nay.

Và cuối cùng, nếu, không có những học viên, sinh viên, những con người yêu mến ngôi trường này, yêu mến bộ môn Lịch sử Đảng, say mê nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, sẽ không có một Khoa Lịch sử Đảng giàu truyền thống hôm nay. Trên cơ sở và vì những giá trị truyền thống của Khoa 60 năm qua, trong hiện tại và tương lai Khoa Lịch sử Đảng sẽ quyết tâm phấn đấu, đoàn kết một lòng giữ gìn và phát huy tốt nhất những giá trị truyền thống của Khoa. Vượt qua những khó khăn thử thách mới của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, Khoa Lịch sử Đảng phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử Đảng có uy tín trong cả nước, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t.23, tr.31

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày xuất bản: 12/09/2019 2:38:00 CH

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuyên ngành của khoa học lịch sử. Vì vậy, nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn lịch sử Đảng từ lịch sử toàn Đảng, đến lịch sử đảng bộ các địa phương... trước hết cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng

Đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử Đảng là toàn bộ quá trình ra đời, hoạt động, lãnh đạo cách mạng  của Đảng và lịch sử xây dựng Đảng từ năm 1930 đến nay. Đó là:

- Nghiên cứu có hệ thống, sâu sắc, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

-  Nghiên cứu quá trình xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức của Đảng.

- Nghiên cứu  quá trình tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng theo những mục tiêu đã đề ra và quá trình phát triển của phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân được thể hiện qua các sự kiện lịch sử Đảng

Quá trình ra đời, hoạt động, lãnh đạo cách mạng  của Đảng  bắt đầu là sự thức tỉnh giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức, cán bộ để thành lập Đảng cách mạng chân chính; là sự hoạt động lãnh đạo, đấu tranh của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử từ lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, giành chính quyền (1930-1945) đến lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập thống nhất hoàn toàn (1945-1975); từ lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975) đến lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975-1986) và thực hiện công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay. Toàn bộ tiến trình lịch sử đó tập trung trong lãnh đạo thực hiện hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp nối quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nghiên cứu quá trình lãnh đạo đấu tranh của Đảng gắn liền với phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân .

Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước hết và chủ yếu bằng Cương lĩnh và đường lối. Vì vậy, nghiên cứu Lịch sử Đảng là nghiên cứu có hệ thống, sâu sắc, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Cương lĩnh là văn kiện ở tầm cao nhất của Đảng đề cập mục tiêu chiến lược và những nội dung cơ bản của cách mạng và có giá trị định hướng lâu dài của sự nghiệp cách mạng.

Trong quá trình phát triển, lãnh đạo cách mạng, Đảng đã ban hành những cương lĩnh cách mạng quan trọng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Luận cương cách mạng tư sản dân quyền do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất (10-1930) thông qua. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951). Các văn kiện đó đều xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng là hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập thống nhất hoàn toàn và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đến với công cuộc đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) đã bổ sung và phát triển Cương lĩnh 1991: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011). Trong Cương lĩnh, Đảng đã tổng kết những bài học lớn làm rõ quy luật vận động và những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh khẳng định mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; Xác định những đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa; Những vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những phương hướng cơ bản; Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của hệ thống chính trị và những vấn đề cơ bản về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Cụ thể hóa Cương lĩnh, Đảng chú trọng đề ra đường lối, chính sách, chủ trương phù hợp với mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng. Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945; đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); đường lối cách mạng miền Nam và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954-1975) và trên cả nước (1975-1986); đường lối đổi mới từ năm 1986; đường lối quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Đảng cũng đề ra những chính sách, chủ trương lớn như chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách ruộng đất, chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, hòa để tiến, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

Nghiên cứu cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, nội dung cơ bản của cương lĩnh, đường lối. Đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có những phát triển đóng góp mới về lý luận phù hợp với thực tiễn Việt Nam cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đối với lịch sử đảng bộ địa phương cần nhận thức rõ những nội dung cơ bản của cương lĩnh, đường lối của Đảng để làm rõ sự vận dụng sáng tạo của địa phương và cơ sở, làm rõ những chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể của địa phương.

Nghiên cứu quá trình xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức của Đảng. Với tư cách là đội tiền phong, là chủ thể lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã được xây dựng theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc của một Đảng cách mạng kiểu mới, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển và nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử để làm rõ những điều kiện cần thiết để Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi. Đảng phải được trang bị và không ngừng nâng cao trình độ lý luận, nắm vững nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng phải là một đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam với cương lĩnh và đường lối chính trị đúng đắn. Đảng là sự thống nhất về tổ chức và luôn luôn đoàn kết thống nhất. Đảng nêu cao đạo đức cộng sản chủ nghĩa, thật sự là đạo đức, là văn minh. Đảng không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền. Đảng lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản đồng thời chú trọng các nguyên tắc về giữ vững độc lập, tự chủ, về đoàn kết thống nhất trong Đảng, về gắn bó mật thiết với nhân dân và nêu cao chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

Nghiên cứu quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng theo những mục tiêu đã đề ra và quá trình phát triển của phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân được thể hiện qua các sự kiện lịch sử Đảng. Có thể một sự kiện lịch sử mà cả chuyên ngành lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử quân sự cùng nghiên cứu như chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954). Lịch sử dân tộc nghiên cứu sự kiện đó trong tiến trình chung của quá trình dựng nước và giữ nước, nhất là lịch sử chống ngoại xâm. Lịch sử quân sự nghiên cứu về chiến dịch Điện Biên Phủ đi sâu vào khoa học, nghệ thuật quân sự, chiến dịch, chiến thuật. Còn lịch sử Đảng nghiên cứu sâu về vai trò lãnh đạo của Đảng, thành công của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kinh nghiệm, bài học lãnh đạo và thắng lợi của đường lối quân sự của Đảng.

Khi nghiên cứu Lịch sử Đảng phải nghiên cứu, thu thập tư liệu từ nhiều nguồn để làm rõ một sự kiện lịch sử. Cần phân loại để xác định rõ tính chất, vai trò, vị trí của từng sự kiện lịch sử. Có sự kiện cơ bản, chủ yếu có tầm vóc như bước ngoặt lịch sử như sự kiện Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân 1975, Đại hội VI quyết định đường lối đổi mới (12-1986).v.v. Cũng cần nhận rõ các sự kiện chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, đối ngoại.v.v.

Lịch sử Đảng, một chuyên ngành của khoa học lịch sử, nghiên cứu sự ra đời, hoạt động của Đảng, tìm hiểu cương lĩnh, đường lối, chủ trương, quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, những kinh nghiệm ( bài học) lãnh đạo của Đảng , phát hiện quy luật phát triển của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng… Đối tượng nghiên cứu chính của lịch sử Đảng là quá trình ra đời, hoạt động lãnh đạo và phát triển của Đảng trong các giai đoạn cách mạng. Tất nhiên sự ra đời và phát triển của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước; đường lối, chính sách của Đảng là sự vận dụng sáng tạo và phát triển những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ấy, hoặc nói cách khác, đó là sự thể hiện chân lí phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một bước phát triển mới vào những hoàn cảnh cụ thể nhất định. Vì thế, nghiên cứu lịch sử Đảng là hết sức cẩn thiết.

Trong bối cảnh đất nước đang có những bước phát triển tích cực, dần hướng tới là một nước phát triển toàn diện trong tương lai thì việc nghiên cứu lịch sử Đảng có vị trí hết sức quan trọng  góp phần vào việc nâng cao vai trò và sức chiến đấu của Đảng, đóng góp vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay./.