Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Để Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu

Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu Để Sản Xuất Hàng Xuất Khẩu

Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không còn là hoạt động quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cần những lưu ý gì?

Thủ tục đăng ký nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành đăng ký nguyên vật liệu nhập khẩu theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất).

Doanh nghiệp phải khai thống nhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyên vật liệu, vật tư, loại nguyên vật liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư đến khi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành nộp hồ sơ hải quan Bước 2: Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan

Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

Căn cứ Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:

a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;

b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;

c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;

d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu

Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP)

Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hoá tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn Công ty TNHH Sucafina Việt Nam về thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1, 2 Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính đã quy định thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, trường hợp đưa nguyên liệu thuê tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn và các trường hợp được đăng ký tờ khai theo loại hình xuất sản xuất xuất khẩu.

Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định.

Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình sản xuất xuất khẩu gồm: sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước; sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.

Liên quan đến chính sách thuế nhập khẩu, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP quy định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty TNHH Sucafina Việt Nam nghiên cứu quy định, hướng dẫn của các văn bản hiện hành, đối chiếu với đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế để thực hiện.

(HQ Online) - Theo quy định, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi xuất khẩu sản phẩm nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được hoàn thuế.

Công ty TNHH Hải quan Shinhan Việt Nam thắc mắc về việc hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu (NK) để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu (XK) và XK sản phẩm, Tổng cục Hải quan đã có công văn trả lời cụ thể.

Tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế XK, thuế NK quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp tiền thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm”.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định cơ sở xác định hàng hóa NK để sản xuất kinh doanh nhưng đã XK sản phẩm được hoàn thuế gồm: “Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa XK có cơ sở sản xuất hàng hóa XK trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất hàng hóa XK; trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK được hoàn thuế là giá trị hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế XK; sản phẩm XK được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất XK; tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác NK hàng hóa, XK sản phẩm. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm XK được sản xuất từ hàng hóa NK trước đây”.

Căn cứ Bảng mã loại hình ban hành kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn:

Mã loại hình E52 (xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài) sử dụng trong trường hợp: xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công; XK sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu; xuất trả sản phẩm gia công cho DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan; XK suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh.

Mã loại hình E62 (xuất sản phẩm sản xuất XK) sử dụng trong trường hợp: xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu NK ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam); XK suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam.

Đối chiếu theo các quy định hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh đã nộp thuế NK, đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế NK nếu đáp ứng các cơ sở xác định hàng hóa được hoàn thuế tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Cơ quan Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế có trách nhiệm kiểm tra, xác định các điều kiện hoàn thuế để xử lý theo quy định.

(HQ Online) - Vướng mắc của doanh nghiệp về xác định xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu đã được Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, Cục Hải quan TPHCM cho rằng, căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 của Bộ Công Thương quy định:

Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó. Nhưng công đoạn gia công chế biến đơn giản theo quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 không được xem xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc về Việt Nam để sản xuất, nếu sản phẩm cuối cùng không đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCT thì không được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Về ghi nhãn đối với hàng xuất khẩu, trường hợp này, Tồng cục Hải quan đã có văn bản trao đổi với Bộ Công Thương nhưng chưa nhận được trả lời. Để thuận lợi cho doanh nghiệp, Cục Hải quan TPHCM đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Bộ Công Thương để được hướng dẫn cụ thể.

Về khai báo xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 1523/BTC-TCHQ ngày 18/2/2021, trường hợp hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ, theo các văn bản dẫn trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam, tại ô " mô tả hàng hóa ” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa #&KXĐ.

Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa #& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa).