Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
Bản chất của môi trường sống:
Môi trường sống: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của các cơ thể sống.
– Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp
Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.
Hệ môi trường là một hệ động, các phần tử trong hệ môi trường luôn tự vận động và tương tác với nhau để thiết lập một trạng thái cân bằng. Khi một trong các yếu tố Bên trọng hệ môi trường thay đổi sẽ phá vỡ sự cân bằng => MT lại vận động hình thành cân bằng mới. Ví dụ: Núi lửa phun làm cho môi trường bị phá hủy. Tuy nhiên, sau một thời gian môi trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới
Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian. Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn chuyển động vào hoặc ra từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ví dụ: Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,… là những vấn đề có ảnh hưởng tới toàn cầu.
– Khả năng tự tổ chức và điều hành
Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi Bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm hướng tới trạng thái ổn định.
Ví dụ: Con tắc kè tự đổi màu da để tránh sự săn đuổi của các loài khác hoặc của con người, xương rồng sống ở sa mạc do thiếu nước nên lâu dần lá biến thành gai,…
Ý nghĩa của việc biết được các bản chất của hệ môi trường:
– Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường
– Nghiên cứu để điều chỉnh biên độ thay đổi của con người phù hợp biên độ thay đổi của môi trường.
– Khí quyển: Là vùng nằm ngoài vỏ trái đất chiều cao từ 0 – 100km.
– Thạch quyển: Phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu từ 0-20km tính từ đáy biển
– Thủy quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3.
– Sinh quyển: Bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển, và khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống.
– Trí quyển: Trí quyển bao gồm các bộ phận trên trái đất tại đó có tác động của trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.
Vai trò của môi trường sống đối với đời sống – xã hội:
Môi trường sinh thái hay còn gọi là môi trường sống của con người, sinh vật và là nơi diễn ra những sinh hoạt thường ngày của mọi loài sinh vật sống trên trái đất này. Vậy môi trường ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người, sinh vật và mọi loài trên trái đất này. Hiện nay, trên báo đài cũng như các phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn tuyên truyền về một hành động bảo vệ môi trường. Như là việc bảo vệ sự sống của chúng ta nhưng chúng ta còn hạn chế một số thông tin cụ thể về môi trường ảnh hưởng thế nào đến với cuộc sống con người của chúng ta.
Khi xã hội này ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng về số lượng của tài nguyên được khai thác ngày càng tăng cao để đáp ứng được tiến độ phát triển từng ngày của xã hội hiện đại không ngừng phát triển.
Mà càng ngày càng khai thác tài nguyên thì sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ về tài nguyên thiên nhiên gây ra những tác động xấu đến môi trường đe dọa sự sống của mọi loài trên trái đất này. Chúng ta cần phải biết được môi trường ảnh hưởng thế nào đối với đời sống của chúng ta. Vậy thì việc đảm bảo sự phát triển cần thiết thân thiện với môi trường phải được thực hiện bởi môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, một khi môi trường ô nhiễm thì cuộc sống của con người chúng ta cũng bị đe dọa.
Cuộc sống hàng ngày của con người cần thiết có một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc… và các hoạt động cần thiết trong đời sống con người. Như vậy thì môi trường đòi hỏi phải hội đủ các tiêu chí về các mặt sinh lý hóa…
Không gian sống của con người phải thay đổi liên tục theo sự phát triển của những công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Môi trường bao gồm những vật chất hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta như: rừng núi, ao hồ, các động thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người hay một yếu tố khác quan trọng không kém là không khí, năng lượng từ nắng và gió, hay là những nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển của công nghiệp chẳng hạn cũng gián tiếp có phần liên quan đến môi trường.
Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể khái quát về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người trên một số nội dung: Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Môi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.
Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế – xã hội có quan hệ khăng khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế có rất nhiều quốc gia sự phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu, đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể khẳng định, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương.
Môi trường sống được phân loại thành 2 là môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như nước, sinh vật, khí hậu, địa hình, đất trồng, địa chất…Môi trường tự nhiên là môi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển và tồn tại lâu dài như không khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọt…Môi trường mang lại nguồn khoáng sản cần thiết cho con người.
Tóm lại, môi trường tự nhiên mang lại không gian và điều kiện cho con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Môi trường xã hội là tổng quan các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua các quy định, cam kết, hệ thống pháp luật, thể chế, môi trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có thể hình thành mọt sức mạnh đoàn kết, tập thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển để con người trở nên tốt và có ích cho xã hội hơn.
Với tư cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn, biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Để xử lý hài hòa mối quan hệ đó, con người phải vận dụng tốt vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường. Điều đó cần đặt ra những yêu cầu cơ bản, toàn diện từ nhận thức đến hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế – xã hội và tài nguyên, môi trường.
Nhằm nâng cao nhận thức, hành động của học sinh về bảo vệ môi trường trong học đường; khuyến khích các em tăng cường tư duy, thực hành kỹ năng xanh, hành vi xanh, thúc đẩy lối sống xanh, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề “Ngôi trường xanh”.
Bầu không khí trong lành quanh ta ngày một bị tước đi cái chất trong lành vốn dĩ. Môi trường sống của chúng ta ngày một bị thu hẹp khi công nghiệp hóa phát triển trên diện rộng. Đây là một nghịch lý của đời sống hiện đại, mà tác nhân gây nên không gì khác, đó chính là… rác!
Có hàng chục, hàng trăm loại rác “vây quanh” đời sống hằng ngày của chúng ta. Nào là rác thải rắn, rác thải lỏng, rác thải khí… Trong số này, chỉ riêng rác thải sinh hoạt (là các loại chất thải, phế liệu sau khi sử dụng, thức ăn thừa…) thải ra môi trường bên ngoài, ủ thành những độc chất, tác động ngược lại cho đời sống con người. Rồi rác thải công nghiệp, rác thải điện tử, rác thải chăn nuôi, rác thải y tế… cũng là mối đe dọa trực tiếp thường ngày nếu không có sự quản lý, thu gom, xử lý…
Các nhà chuyên môn đã phân rác thành 3 loại: rác thải rắn, rác thải lỏng, rác thải khí; và cũng phân ra trong số này có: rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ. Trong đó, rác vô cơ là rác nguy hại nhất. Với loại rác này (gồm các loại bao bì, đồ nhựa, các loại túi nylon…) phải mất đến hàng trăm, hàng ngàn năm vẫn chưa phân hủy nên chỉ có cách tốt nhất là đem đi “hỏa thiêu” hoặc đem “chôn sống”!
Xin nhắc lại vụ việc làm dư luận dậy sóng mấy ngày qua của một công ty TNHH ở tỉnh Trà Vinh, đã mang hàng ngàn tấn rác thải đến tận tỉnh Bình Dương lén lút “chôn cất”. Sự vụ đã bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phát hiện. Điều đáng ngạc nhiên là bãi chôn lấp này rộng hàng chục ngàn mét vuông chứa đủ các loại rác - từ rác sinh hoạt cho đến rác độc hại đã chôn giấu từ nhiều năm nay. Do lượng rác quá lớn nên “nghĩa địa rác” quá tải, rác đã tràn xuống khu vực suối (Suối Thôn) ngay bên cạnh. “Nguồn nước chết chóc” từ con suối này chảy ra Sông Bé (Bình Dương) đã làm ô nhiễm cả một dòng sông…
Điều đáng nói ở “nghĩa địa rác” này ban đầu là gây ô nhiễm bằng chất thải rắn, nhưng sau đó biến thành… nước thải do rác “tự tràn xuống suối” biến thành chất độc hại khác còn độc hơn nhiều lần nguyên thủy theo nhìn nhận của ngành Y tế. Cơ quan chức năng nhận định: “Vụ chôn lấp chất thải trái phép quy mô lớn là vi phạm rất nghiêm trọng về pháp luật bảo vệ môi trường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự”!
Còn nhớ vụ gây ô nhiễm biển nghiêm trọng của nhà máy Formosa Hà Tĩnh hồi năm 2016. Vụ việc bắt đầu lộ ra từ hiện tượng cá chết trên vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Sau đó lan trên diện rộng, dọc ven các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sự cố đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành Thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch… Đời sống người dân thì lao đao. Nguyên nhân là do nhà máy xả ra môi trường nước thải chưa qua xử lý, có chứa độc tố. Hành vi vô ý (hoặc cố ý) đã để lại hậu quả phải mất nhiều tháng, nhiều năm mới “cân bằng” được cả về môi trường, cả về đời sống vật chất của người dân!
Nhân đây xin lưu ý, ở các vùng phát triển mạnh nghề nuôi tôm (nhất là tôm công nghiệp, trong đó có Bạc Liêu), đi liền với đó là các nhà máy chế biến thủy sản mọc lên, nếu không xử lý tốt nguồn nước sẽ gây hại cho môi trường (nhất là môi trường nước), gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân trong vùng. Chỉ riêng việc nhà máy lén lút xả nước xuống kênh mương - người nuôi tôm lấy nước bẩn đó vào nuôi, con tôm trước sau gì cũng bị… “bức tử”! Cuộc sống người dân vì thế sẽ lận đận theo!
Nhắc lại những vụ gây ô nhiễm có tính điển hình này là muốn “nhắc nhớ”, đồng thời cũng để cảnh tỉnh sự vô ý thức (có cả cố ý) của một bộ phận người. Những vụ vừa nêu chỉ thiên về rác thải… nước (nước thải). Các loại rác khác cũng nguy hại không kém đến môi trường sống hằng ngày mà đôi khi chúng ta vô tình lướt qua, không để ý. Vô tình sống chung với độc hại mà không hề hay biết.
Môi trường sống là gì? Là nơi chúng ta đang sống, sinh hoạt, ăn uống, hít thở… để tồn tại. Vậy mà không khí hít thở đã “hòa cùng” tro bụi, khói nhà máy; nguồn nước thải thì ô nhiễm, độc hại (đặc biệt là nước thải từ các nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến thủy sản…). Trên các cánh đồng, ruộng lúa thì thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chai lọ vứt bừa bãi, vô tội vạ… khiến chất độc đã ngấm vào lòng đất, vào nguồn nước gây hậu quả khôn lường. Môi trường sống chính là không gian sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên và đồng thời cũng là nơi chứa đựng những rác thải mà con người tạo ra trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Trong thực tế môi trường sống đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính gây ra là do con người - con người hại con người, hại chính mình vì lợi ích trước mắt!
Một con số thống kế cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn có tốc độ tăng 10% mỗi năm. Ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn rác, nhưng chỉ khoảng 15% trong số này được thu gom, tái chế… Số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc đốt ngoài trời…
Câu hỏi đặt ra có tính cấp thiết là làm gì để bảo vệ môi trường - cụ thể là môi trường nước, không khí đang bị ô nhiễm ở mức báo động? Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là phải chung tay bảo vệ môi trường sống, cân bằng lại hệ sinh thái. Nói thì nghe to tát, nhưng chỉ cần chúng ta có ý thức và hành động thường xuyên, liên tục hằng ngày. Chẳng hạn như, tập cho mình thói quen không vứt rác bừa bãi, thói quen sử dụng những vật dụng làm từ vật liệu sạch, thân thiện với môi trường (thay cho đồ nhựa, túi nylon…). Chúng ta cần biết túi nylon phải mất hàng trăm, hàng ngàn năm mới phân hủy. Một khi không được phân hủy trong lòng đất thì túi nylon sẽ làm mất dần môi trường sống của sinh vật trong đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Trên đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất vì nó sẽ khiến chúng ta chết dần chết mòn nhưng ít ai nhận biết. Theo các nhà khoa học, nó chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về ung thư và các bệnh liên quan đến não bộ của chúng ta nếu vô tình hít vào cơ thể hoặc sống chung với nó…
Bảo vệ môi trường sống cho dù chỉ là những việc làm đơn giản hằng ngày như: tiêu hủy rác thải, không xả rác ra môi trường, không sử dụng các vật dụng nhựa, túi nylon… là chúng ta đã góp phần làm cho cuộc sống trong lành, xanh - sạch - đẹp thêm lên.
Hãy là người “đối xử” khôn ngoan trước môi trường của cộng đồng và của chính mình!