Số Giờ Làm Thêm Trong Ngày Được Quy Định Như Thế Nào

Số Giờ Làm Thêm Trong Ngày Được Quy Định Như Thế Nào

Tại Hoa Kỳ (Mỹ), sinh viên quốc tế sở hữu thị thực F-1 được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học kỳ, Đối với thời gian làm việc ngoài giờ, sinh viên quốc tế có đủ điều kiện cũng có thể làm việc tới 20 giờ/tuần trong các học kỳ và được phép làm việc toàn thời gian trong các kỳ nghỉ hàng năm hoặc khi không đi học, với điều kiện họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể như phê duyệt từ Cơ quan Quản lý Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) và tuân theo các quy định về thực tập hưởng lương hoặc không hưởng lương nhất định.

Chính sách làm thêm giờ cho du học sinh Canada mang đến lợi ích gì?

Chính sách làm thêm giờ cho du học sinh tại Canada mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

Tóm lại, chính sách làm thêm giờ cho du học sinh tại Canada mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp họ phát triển toàn diện cả về mặt tài chính, kỹ năng, và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong Luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Chế độ làm thêm giờ được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Theo đó, một số nội dung về làm thêm giờ của người lao động như sau:

1. Điều kiện sử dụng người lao động làm thêm giờ

Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019, Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng (Bộ luật Lao động năm 2012 quy định không quá 30 giờ trong 01 tháng);

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm. Tuy nhiên, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm cho một số trường hợp được quy định cụ thể.

2. Người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết về thời giờ làm việc

Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.

Đồng thời, Bộ luật Lao động mới cũng bỏ quy định “người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ” đang được áp dụng tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2012. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động năm 2019 không đặt ra mức giới hạn cụ thể đối với thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại như hiện nay. Thay vì quy định cụ thể thời giờ làm việc không quá 06 giờ/ngày đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như Bộ luật Lao động năm 2012, quy định mới chỉ yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Đáng chú ý, việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện.

3. Người lao động có thể từ chối làm thêm giờ

Theo Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm giờ để thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì người lao động có quyền từ chối. Nội dung này Bộ luật Lao động năm 2012 không quy định.

4. Tăng thời gian làm thêm giờ đến 40 giờ/tháng

Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định số giờ làm thêm trong tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ theo Bộ luật Lao động năm 2012. Như vậy, từ quy định trên có thể thấy, từ 01/01/2021, số giờ làm thêm của người lao động tối đa trong 01 tháng không quá 40 giờ.

5. Thêm trường hợp người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm

Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định một số trường hợp trước đây chỉ được ghi nhận tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP, đó là:

- Cho phép làm thêm không quá 300 giờ/năm trong một số trường hợp nhất định;

- Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

So với Nghị định 45/2013/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ, cụ thể:

Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm điện, điện tử, chế biến diêm nghiệp;

Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó quy định mới vẫn giữ nguyên các trường hợp được cho phép làm thêm đến 300 giờ trong năm nêu tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP  như:

- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yêu tố khách quan không dự liệu trước…

6. Không giới hạn số giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt

Đây được coi là một điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động năm 2019. Theo Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm.

Như vậy, quy định hiện hành về làm thêm giờ đối với người lao động đã được quy định cụ thể, có nhiều điểm mới so với Bộ luật Lao động năm 2012, góp phần ngày càng hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích cho người lao động./.