Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Tổng cục Thống kê đang có những bước chuẩn bị cho sự kiện Việt Nam chào đón công dân thứ 100 triệu.
Tầm ảnh hưởng của những nền kinh tế lớn nhất thế giới
Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2023 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ấn Độ và Trung Quốc (hai quốc gia chiếm 35% dân số thế giới) dự kiến sẽ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay.
Mỹ là quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới với dân số gần 340 triệu người và là nền kinh tế lớn nhất thế giới (ước tính GDP của Mỹ chiếm 1/4 kinh tế thế giới trong giai đoạn 2019-2020).
Sau khi Ấn Độ soán ngôi trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc hiện nay là quốc gia đông dân thứ 2 đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
IMF ước tính GDP của Mỹ là 25 nghìn tỷ USD, GDP Trung Quốc là 18,3 nghìn tỷ USD và GDP Ấn Độ là 3,5 nghìn tỷ USD.
Mỹ và Nhật Bản (quốc gia đông dân thứ 12 thế giới) là thành viên của nhóm 7 cường quốc công nghiệp phát triển G7.
Nhật Bản với dân số trên 123 triệu người là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới (và nền kinh tế lớn thứ 2 trong số các nước G7).
Dự báo, GDP của Nhật Bản trong năm tài khóa 2023 sẽ khoảng 571,9 nghìn tỷ Yen (tương đương gần 4,3 nghìn tỷ USD) - cao nhất từ trước đến nay.
Năm nay, Ấn Độ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của diễn đàn G20 quy tụ các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ đã vượt Anh quốc về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới.
Trong số các nước G20, những quốc gia hơn 100 triệu dân bao gồm Ấn Độ, Brazil, Mỹ, Indonesia, Mexico, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Có thể thấy, 8 quốc gia trong Top 15 nước đông dân nhất thế giới đều là thành viên của các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng là thành viên của Bộ Tứ Kim Cương (gồm Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản).
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là 4 nền kinh tế lớn mới nổi (BRIC) dự kiến sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Cả 4 nước BRIC này đều nằm trong top 10 quốc gia đông dân nhất. Điều này cho thấy quy mô dân số quan trọng thế nào đối với mở rộng nền kinh tế.
Mỹ, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Nga và Mexico đều là thành viên APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương). 8 quốc gia APEC này ngoài nằm trong top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới còn có nền kinh tế phát triển rất năng động và đóng vai trò tích cực trên các diễn đàn thế giới.
Đáng lưu ý, khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) có 3 quốc gia là Indonesia (277 triệu dân, đông dân thứ 4 thế giới), Philippines (gần 117 triệu dân, thứ 13) và Việt Nam nằm trong top 15 nước đông dân nhất thế giới với quy mô dân số trên 100 triệu người.
Đông Nam Á là khu vực với dân số 600 triệu người, GDP hơn 2,5 nghìn tỷ USD, các nền kinh tế ở đây đã tạo ra một trong những khu vực trẻ và tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Là thành viên APEC, ASEM (Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu),... Việt Nam ngày càng đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trên các diễn đàn thế giới. Việt Nam đã từng là chủ nhà APEC, ASEM, WHO Tây Thái Bình Dương và giữ vị trí Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Có thể thấy, Top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới với quy mô trên 100 triệu dân gộp lại lên tới trên 5 tỷ người (chiếm hơn 60% dân số thế giới) và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Trong đó các nền kinh tế lớn nhất, nhì, ba thế giới đều thuộc top 15 quốc gia này. Chưa kể nhiều nước trong Top 15 này còn đóng vai trò quan trọng ở Liên hợp quốc và nhiều diễn đàn thế giới khác.
Trong Top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới, hai thái cực đối lập đang diễn ra đó là già hóa dân số ở một số nước có nền kinh tế lớn và dân số trẻ ở một số nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển.
Nhật Bản là đất nước có tuổi thọ trung bình cao thứ 4 trên thế giới và cao nhất trong Top 15 quốc gia đông dân nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản là 81,6 tuổi vào năm 2020 (theo dữ liệu của World Data).
Tuổi thọ của Nhật Bản chỉ đứng sau Hong Kong (Trung Quốc), Macao (Trung Quốc) và Iceland. Cư dân tại Hong Kong (Trung Quốc) có tuổi thọ lên tới 82,9 tuổi và Macao (Trung Quốc) có tuổi thọ trung bình tận 82,6 tuổi. Iceland chỉ nhỉnh hơn Nhật Bản một chút với tuổi thọ trung bình 81,7 tuổi.
Tuổi thọ bình quân của Trung Quốc là khoảng 78 tuổi, Mỹ (76,1 tuổi), Nga (72,76 tuổi), Brazil (76,6 tuổi vào năm 2019). Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73,6.
Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số và dân số giảm. Tình trạng già hóa dân số gây ra khó khăn cho quỹ hưu trí và thiếu hụt lực lượng lao động.
Hiện nay, người cao tuổi chiếm 1/5 dân số Trung Quốc, còn dân số Nhật Bản đã liên tục giảm trong suốt 1 thập kỷ qua.
Vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc công bố đợt giảm dân số đầu tiên sau 60 năm, do tỷ lệ sinh giảm lịch sử và xã hội già hóa nhanh chóng. Trung Quốc ước tính dân số nước này giảm 850.000 người vào năm 2022 xuống còn 1,4 tỷ người. Các nhà nhân khẩu học tin rằng xu hướng này có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của gã khổng lồ châu Á, vốn cũng đang chậm lại.
Đến năm 2050, dân số Trung Quốc sẽ giảm gần 100 triệu người, theo dự báo của Liên hợp quốc do Trung tâm nghiên cứu Pew trích dẫn. Đến năm 2100, dân số nước này sẽ dưới 800 triệu người.
Ở Mỹ, tỷ lệ tăng dân số cũng giảm trong những thập kỷ qua. Hiện tại, trung bình một người phụ nữ ở Mỹ sinh 1,64 con. Tỷ lệ tăng dân số ở Mỹ giảm từ 0,83% trong năm 2009-2010 xuống còn 0,46% trong năm 2018-2019.
Còn tại Ấn Độ, nhờ lực lượng lao động trẻ tiềm năng, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, những bài toán về an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, giáo dục, y tế,.. là những thách thức đi kèm.
Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng
Việt Nam hiện có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử đất nước. 21,1% tổng dân số là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 24.
UNFPA cho hay, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ còn tiếp diễn đến năm 2039 với sự hiện diện của các nhóm dân số trẻ có năng suất lao động cao, đồng thời có thể khai thác lợi thế về cơ cấu dân số để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước hơn nữa. Thách thức đặt ra là khi cả tỷ lệ tử vong và mức sinh đều giảm, Việt Nam sẽ sớm hoàn thành tiến trình quá độ dân số.
Mọi người dân Việt Nam ngày nay được sống khỏe mạnh hơn và hưởng thọ cao hơn là một thành tựu quan trọng. Song, sự suy giảm tỷ lệ sinh và hạn chế mức sinh trong những thập kỷ vừa qua đang khiến cho dân số Việt Nam già đi nhanh chóng. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036 khi dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 15,5 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số dân.
Nền kinh tế của Ấn Độ đã tăng trưởng đều đặn trong nhiều thập kỷ qua. Trong cuốn sách bán chạy "Con đường Tơ lụa: Lịch sử mới của Thế giới" (The Silk Roads: A New History of the World), tác giả Peter Frankopan nhận định tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ đã lớn mạnh một cách phi thường. Các hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 10.000 USD đã tăng từ 2 triệu hộ vào năm 1990 lên 50 triệu hộ dân vào năm 2014.
Hiện tại, 40% dân số Ấn Độ dưới 25 tuổi và trên toàn cầu, cứ 5 người dưới 25 tuổi thì có một người là người Ấn Độ.
Độ tuổi trung bình của Ấn Độ là 28 trái ngược với 38 ở Mỹ và 39 ở Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất khác, cũng có tỷ lệ già hóa cao hơn.
Ở Ấn Độ, những người trên 65 tuổi chiếm 7% dân số, so với 14% ở Trung Quốc và 18% ở Mỹ. Con số này sẽ vẫn dưới 20% ở Ấn Độ cho đến năm 2063 và sẽ không đạt 30% cho đến năm 2100.
Tỷ lệ sinh của Ấn Độ đã giảm đều đặn (từ 5,9 ca sinh trên một phụ nữ vào năm 1950 xuống còn 2 ca sinh hiện nay) và dự kiến sẽ tiếp tục có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, một số quốc gia trên 100 triệu dân được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) coi là các nước đang phát triển (nghĩa là chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa cao so với dân số, đồng thời mức sống người dân thường từ trung bình đến thấp), bao gồm Nigeria (hơn 190 triệu người), Bangladesh (gần 165 triệu) và Mexico (khoảng 129 triệu).
Như vậy quy mô dân số tăng ngoài là cơ hội phát triển đối với các nền kinh tế lớn thì ở một số nước đang phát triển ở châu Phi, Nam Á và châu Mỹ Latin lại đặt ra các bài toán về vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục,...
SKĐS - Thời gian qua, công tác dân số luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công. Mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh.
Những chính sách mới về Bảo hiểm Y tế có hiệu lực từ tháng 1/2023 người dân cần biết
Ngoài chương trình du học Tết Singapore, thì Vinedu còn giới thiệu đến học sinh và phụ huynh cơ hội được trải nghiệm “giấc mơ Mỹ” bằng chương tình du học hè Mỹ 2020. Chi phí chương trình du học Mỹ rất hấp dẫn, được lựa chọn rất nhiều năm nay. Chương trình giúp các bạn học sinh được khám phá nước Mỹ một cách trực diện nhất.
Những thông tin về Trại Hè USA Victory
Chương trình Du Học Hè Mỹ VICTORY 2019 đã kép lại để lại vô vàn ấn tượng khó quên với các em học sinh. Tiếp nối sự thành công của chương trình từ năm 2015 đến nay, chương trình Du Học Hè Mỹ VICTORY 2020 chính thức khởi động với lịch trình siêu hấp dẫn, các em học sinh sẽ sinh hoạt, học tập và thăm quan tại những trường đại học hàng đầu nước Mỹ: UCLA, Montclair, Havard, YALE,… cùng với những địa điểm thăm quan HOT nhất ở: Los Angeles, New York, Boston, Washington DC,…
Trong suốt hành trình, học sinh được bảo đảm an ninh và hỗ trợ hết mức từ đội ngũ giám hộ, giáo viên, hướng dẫn viên. Tham gia chương trình, học sinh sẽ được hưởng những lợi ích sau:
Phí trên chưa bao gồm 160 USD/1 lần xin visa, chi phí mua sắm, điện thoại cá nhân
Học sinh còn được hỗ trợ chi phí đi lại nội địa để đến sân bay như sau:
Xem thêm những chương trình du học hè MỚI NHẤT tại ĐÂY.
Hãy trực tiếp gọi điện tới Tổ chức Giáo dục quốc tế VinEdu hotline 0972 131 212 để đăng ký du học hè Mỹ nhanh nhất!
Ngày 14.9, tài khoản X (Twitter cũ) GM AI Fraud đăng loạt bài tố doanh nhân người Việt, tên Hùng Đinh có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 28 triệu USD tiền số của nhà đầu tư thông qua dự án GM.AI. Cùng ngày, người này tiếp tục đăng tải loạt bằng chứng về dự án "rút thảm", yêu cầu Hùng Đinh phải hoàn tiền trong vòng hai ngày.
Thông tin này lập tức gây chấn động lớn trong cộng đồng blockhain Việt Nam và thế giới. Sự việc diễn ra vài ngày trước khi tuần lễ Token 2049 bắt đầu ở Singapore - nơi nhiều dự án của các nhà phát triển Việt Nam đến để mở rộng thị trường. Nhiều nhà phát triển blockchain Việt gọi đây là vết nhơ khiến cộng đồng quốc tế có cái nhìn xấu về ngành blockchain trong nước.
Tài khoản GM AI Fraud cho biết sẽ khởi kiện nếu Hùng Đinh tiếp tục im lặng. Trước sức ép và phản ứng gay gắt của cộng đồng, chiều 16.9, tài khoản X của Hùng Đinh mở lại và lên tiếng nhận lỗi kèm cam kết bồi thường cho nhà đầu tư. "GM.AI đã có sai sót trong quản lý, chọn thời điểm triển khai dự án không phù hợp và thiếu tương tác cần thiết với nhà đầu tư. Chúng tôi chịu trách nhiệm về việc này và hứa sẽ đưa ra lộ trình khắc phục cụ thể", tài khoản Dexter | gmAI arc, được cho là của Hùng Đinh, thông báo.
Ông khẳng định GM.AI không phải dự án lừa đảo. Số tiền huy động được từ nhà đầu tư đã được dùng cho việc phát triển dự án. "Cá nhân tôi và đội ngũ phát triển không rút tiền để trục lợi. Chúng tôi vẫn đang làm việc để đảm bảo những gì đã cam kết với nhà đầu tư", Hùng Đinh viết.
Tài khoản GM AI Fraud tố cáo doanh nhân Hùng Đinh lừa đảo 28 triệu USD tiền số
Để trấn an nhà đầu tư, người này cho biết sẽ có kế hoạch chuyển số tiền còn lại từ 30 triệu USD huy động được hồi tháng 3 vào một ví công khai, sau đó bắt đầu quá trình bồi thường khi có thể. Sau một ngày đăng tải, bài viết thu hút hơn 340.000 lượt xem. Tuy nhiên dưới phần bình luận, nhiều người không đồng tình với cách giải thích của Hùng Đinh và yêu cầu hoàn trả đầy đủ tiền cho nhà đầu tư, thay vì một phần như kế hoạch.
"Rất nhiều người đang cố gắng để đưa sản phẩm của người Việt ra thế giới. Nhưng chỉ cần một vài trường hợp thế này, bao công sức đều đổ sông đổ bể. Đối tác quốc tế nghe đến dự án Việt Nam sẽ sinh ra hoài nghi, ảnh hưởng vô cùng xấu", đại diện một dự án blockchain có trụ sở tại Việt Nam chia sẻ.
Trước khi bị tố cáo lừa đảo, dự án GM.AI từng huy động được 150.000 Solana (tương đương 30 triệu USD) trong vòng 30 phút vào ngày 18.3.2024. Dự án được giới thiệu là giải pháp ứng dụng AI trên hệ sinh thái blockchain Solana, giúp thực hiện các giao dịch và cung cấp chi tiết thông tin, quản lý các giao dịch phức tạp. GM.AI đặt mục tiêu cách mạng hóa các ứng dụng phi tập trung bằng cách làm chúng dễ tiếp cận, thân thiện hơn với người dùng.
Một ngày sau khi huy động vốn, tài khoản của Hùng Đinh chuyển toàn bộ số token trên lên sàn giao dịch Binance với lý do cần đổi sang stablecoin (tiền mã hóa được neo giá 1:1 theo USD) để bảo toàn giá trị. Sau đó các nhà phát triển công bố whitepaper (cáo bạch) của dự án GM.AI và lên kế hoạch phân bổ token cho các nhà đầu tư.
Một tháng sau, dự án vẫn chưa thực hiện các cam kết. Các tin đồn về việc GM.AI lừa đảo bắt đầu xuất hiện. Nhà phát hành bắt đầu một đợt airdrop (phát token miễn phí) memecoin với giá trị vài USD nhằm giữ chân cộng đồng.
Đến giữa tháng 6 - ba tháng sau khi kêu gọi đầu tư - tài khoản Hùng Đinh thông báo dự án đã sẵn sàng khởi chạy. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thêm dấu hiệu nào cho thấy đội ngũ đang làm việc như cam kết. Tần số xuất hiện của Hùng Đinh trên internet cũng ít dần. Dự án cũng chỉ cung cấp khoảng 2 triệu USD thanh khoản cho nhà đầu tư.
Một tháng trước khi bị tố lừa đảo 28 triệu USD, tài khoản Hùng Đinh không có bất kỳ hoạt động nào trên mạng xã hội X. Cho đến khi dư luận trong nước và quốc tế gây sức ép, Hùng Đinh mới lên tiếng xin lỗi và hứa sẽ bồi thường.
Hùng Đinh tên đầy đủ là Đinh Viết Hùng. Ông từng gây chú ý lớn trong cộng đồng với màn cầu hôn vợ trẻ hơn 16 tuổi trên máy bay. Ông cũng là doanh nhân công nghệ có tiếng với một số sản phẩm thành công. Tuy nhiên khi chuyển sang lĩnh vực blockchain, danh tiếng của Hùng Đinh nhiều lần vướng vào các tranh cãi liên quan đến lừa đảo. Trước đó ông đã vướng vào nhiều lùm xùm với dự án Rada Network. Nhiều dự án khác liên quan đến doanh nhân này cũng thất bại như The Parallel, DeFi Horse và Orbitau.
Hùng Đinh cho biết sẽ công bố kế hoạch hoàn tiền cho các chủ đầu tư vào ngày 20.9.