Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Thủy tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ về Chính sách Ngôn ngữ tại Hoa Kỳ theo học bổng của Quỹ Ford và East-West Center. Năm 2015, tiến sĩ được trao Học bổng Australian Executive Fellowship và trở thành học giả thỉnh giảng tại Đại học University of Sydney (Úc). Tiến sĩ có kinh nghiệm làm việc với vai trò quản lý giáo dục cấp cao, giảng viên và nghiên cứu viên. Các lĩnh vực nghiên cứu của tiến sĩ tập trung vào chủ nghĩa đa ngôn ngữ, phê bình văn học và mối quan hệ giữa ngôn ngữ, chính sách giáo dục và sự cân bằng kinh tế xã hội. Tiến sĩ đã xuất bản các bài báo trên tạp chí và các chương sách về các chủ đề này. Kể từ tháng 12 năm 2018, tiến sĩ đảm nhiệm vị trí Phó Trưởng phòng Hợp tác Đối ngoại tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST). Tiến sĩ Bùi Thị Ngọc Thủy luôn tích cực làm việc trong việc phát triển quan hệ đối tác giữa các trường đại học tại Vương quốc Anh và Việt Nam thông qua hệ thống Đối tác Giáo dục Đại học Việt Nam – Vương quốc Anh (UK-VN Higher Education Partnership Network – UK-VN HEP). Tiến sĩ cũng tham gia với vai trò là điều phối viên của các dự án HEP về nâng cao năng lực, lãnh đạo và quản trị.
Từ tình yêu Hoa ngữ đến chinh phục ước mơ
Lựa chọn chuyên ngành Tài chính, Thu Thủy cho biết, ĐH Nam Khai là ngôi trường trọng điểm quốc gia tại “đất nước tỷ dân”, thuộc TP. Thiên Tân (Trung Quốc). Nằm ở khu vực trung tâm nhưng so với Bắc Kinh, Thượng Hải, sinh hoạt phí của du học sinh ở đây không quá đắt đỏ.
Thu Thủy chia sẻ: “Mình học tiếng Trung đơn giản vì sở thích. Một ngày hơn 2 tiếng, mình lên YouTube tự học theo từng bài giảng của thầy cô và giáo trình”. Để cải thiện kỹ năng và ghi nhớ lâu hơn, cô chủ động học mọi lúc mọi nơi. Kể cả khi đi trên đường, Thủy sẽ tự nói chuyện với chính mình bằng tiếng Trung về các hoạt động trong ngày. Gặp từ vựng nào chưa hiểu, Thu Thủy ghi chép lại sau đó về nhà dịch qua tiếng Trung để học. Đó là cách học theo kiểu "tự kỷ" (tự học, tự sửa), bí kíp giúp cô tích lũy vốn từ, nâng cao trình độ tiếng Trung của mình. Ngoài ra, việc thường xuyên xem phim Hoa ngữ cũng giúp Thu Thủy rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
Nguyễn Thu Thủy-cựu học sinh trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vừa giành học bổng Chính phủ Trung Quốc CSC. (Ảnh: NVCC)
Ngay từ đầu, Thu Thủy xác định rõ mục tiêu “mình học cái này để làm gì, mình giỏi nó rồi thì mình được cái gì”. Sau đó, lên kế hoạch cụ thể, khoa học và duy trì kỷ luật học tập cho từng ngày. Trước khi đi ngủ Thu Thủy ghi "to-do list" cho ngày sau, ưu tiên ba đầu việc quan trọng nhất làm trước, rồi mới tới việc khác. Sắp xếp không gian học tập gọn gàng, ngủ đủ giấc giúp cô cảm giác ghi nhớ lâu hơn. “Mình học liên tục, chăm chỉ từ thứ Hai đến chiều thứ Bảy, sau đó mình thư giãn hoàn toàn, không quan tâm gì việc học nữa. Chiều và tối Chủ Nhật, mình ôn lại bài mà cả tuần đã học. Mình thường không để các thiết bị điện tử như điện thoại, iPad trong phòng học”, nữ sinh chia sẻ. Quản lý thời gian hiệu quả giúp Thu Thủy cân bằng nhiều đầu việc, đặc biệt thời điểm diễn ra kỳ Đánh giá năng lực của ĐH Nam Khai cũng là giai đoạn ôn tập “nước rút” kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Bằng nỗ lực, Thu Thủy đạt thành tích ấn tượng ngay lần thi chứng chỉ đầu tiên. Với HSK, Thu Thủy đạt 222/300 điểm, đạt trình độ HSK 6 (cấp độ cao nhất trong Kỳ thi Đánh giá trình độ Hán ngữ người học tại thời điểm Thu Thủy dự thi); HSKK cao cấp (Kỳ thi Đánh giá trình độ khẩu ngữ tiếng Trung) đạt 81/100 điểm. Đây là điều kiện quan trọng giúp Thu Thủy mở khóa thành công cơ hội du học Trung Quốc.
Từ khi bắt đầu học tiếng Trung, tìm trường, chọn ngành cho đến các vòng xét tuyển học bổng, mọi thứ Thu Thủy đều tự mình chủ động tìm hiểu, xây dựng lộ trình và kiên trì theo đuổi. Giống như bao người khác, Thu Thủy cũng gặp không ít khó khăn vì tính đặc thù của ngôn ngữ mới. Chữ Hán là chữ viết tượng hình, có cấu tạo phức tạp nên khó nhớ. Để khắc phục, cô chọn cách học theo bộ thủ (một bộ phận để cấu tạo nên chữ Hán). Đi lên từ con số 0, không có bạn học cùng, không có môi trường để luyện tập; cô tự ghi âm rồi nghe lại và chỉnh sửa, cải thiện dần kỹ năng,
Bí quyết giúp Thu Thủy thành công thuyết phục hội đồng phỏng vấn là nhờ vào năng lực và sự chuẩn bị kỹ lưỡng: “Mình tìm hiểu về trường và ngành mà mình sẽ theo học qua giáo trình, lịch sử trường... rồi lên mạng tìm các câu hỏi mà các anh chị đã được hỏi và tự tưởng tượng thêm thầy cô sẽ hỏi gì. Chắc chắn sẽ có phần tự giới thiệu bản thân nên tốt nhất cần sự chuẩn bị”.
Thu Thủy luôn nỗ lực hết mình với mục tiêu đề ra.
Sau bao năm miệt mài đèn sách, học bổng du học toàn phần được cấp bởi Chính phủ Trung Quốc là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực không mệt mỏi của Thu Thủy. Học bổng tài trợ cho hệ cử nhân đại học gồm: Miễn 100% học phí, ký túc xá, bảo hiểm hằng năm và được nhận trợ cấp sinh hoạt 2.500 NDT (gần 9 triệu đồng/tháng). Dự kiến, cuối tháng 8/2024, Thu Thủy sẽ sang Trung Quốc với hy vọng về tương lai học hỏi được nhiều điều mới mẻ cũng như có được cơ hội phát triển bản thân, tìm kiếm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Thu Thủy cũng gây ấn tượng đặc biệt với thành tích học tập đáng nể trong ba năm THPT: Giải Nhất Học sinh giỏi môn Hóa học cấp Tỉnh năm lớp 10, liên tiếp đoạt Thủ khoa môn Hóa cấp Tỉnh năm lớp 11, 12; đạt 27,75 điểm khối A trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua (trong đó: 10 điểm Hóa, 9 điểm Toán và 8,75 điểm Lý).
Bắt đầu từ 3/8 tới, lần đầu tiên có một cuộc thi trên truyền hình dành riêng cho ứng dụng trên điện thoại di động với tên gọi Khởi nghiệp công nghệ. Chương trình sẽ được phát sóng 12h00, thứ bảy hàng
Theo ban tổ chức, “Khởi nghiệp công nghệ” là cầu nối đưa các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh đến gần với người sử dụng, đồng thời cũng là nơi gieo hạt ước mơ, ý tưởng và cảm hứng cho cả các đội chơi cùng khán giả truyền hình. Với sứ mệnh "Cổ vũ khát vọng Việt Nam", Ban Sản xuất các chương trình Giải trí – VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam đưa các nhóm khởi nghiệp công nghệ tiếp cận với người dùng, cố vấn, thiết lập mối quan hệ với truyền thông, báo chí, các nghệ sĩ và đông đảo khán giả truyền hình để tạo ra bệ đỡ cho những ý tưởng giải quyết vấn đề, thay đổi cuộc sống bằng công nghệ ứng dụng trên di động.
Chương trình được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Khoa học & Công nghệ; Bộ Kế hoạch & Đầu tư; cùng sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.
Ban tổ chức cho biết thêm, đã có nhiều chương trình giới thiệu các Start up - Khởi nghiệp công nghệ hoặc Khởi nghiệp mang tính đổi mới sáng tạo. Và đây lần đầu tiên có một cuộc thi trên truyền hình dành riêng cho ứng dụng trên điện thoại di động với tên gọi Khởi nghiệp công nghệ.
Khởi nghiệp công nghệ là định dạng chương trình hoàn toàn Make in Việt Nam, được đầu tư chuẩn bị trong một thời gian dài. Chương trình mang đến cái nhìn mới mẻ, dễ hiểu về ý tưởng của các ứng dụng, về những nhà lập trình ứng dụng, về cách thức tạo lập và điều hành hoạt động của một dự án công nghệ.
Hội đồng Tư vấn của chương trình gồm các chuyên gia, cố vấn uy tín, giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực, có tầm nhìn, am hiểu thị trường, mang tới những nhận định chuyên sâu và định hướng chiến lược để nâng tầm các dự án công nghệ: Chuyên gia Vũ Minh Trí – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNG, nhà sáng lập điều hành IOT link; Chuyên gia Đào Xuân Hoàng – Nhà sáng lập và điều hành Monkey Junior; Chuyên gia Mai Duy Quang – Giám đốc TOPICA Founder Institute, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA); Ông Đào Ngọc Chiến – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học & Công nghệ.
Các nhà báo, phóng viên xuất hiện trong Khởi nghiệp công nghệ với góc nhìn sắc sảo như nhà báo Trương Anh Ngọc; nhà báo Quỳnh Hương; nhà báo – chuyên gia tâm lý Hoàng Anh Tú; nhà báo Từ Nữ Triệu Vương… Bên cạnh đó, chương trình còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như Bảo Trâm, Yến Lê, Minh Vương, Lan Phương, Thanh Hương, Anh Vũ, Trọng Hùng, Tuấn Tú, Thu Hoài...
Đặc biệt, 100 khán giả "quyền lực" - đại diện cho các nhóm người dùng trên thị trường – là những người trực tiếp đưa ra quyết định về số phận của ứng dụng trong mỗi cuộc thi.
Hai người dẫn chương trình Minh Hà và Trần Ngọc có khả năng làm chủ sân khấu, hiểu biết lĩnh vực kinh doanh và công nghệ, ứng biến linh hoạt với các tình huống, là sợi dây kết nối người chơi với hội đồng tư vấn, nghệ sĩ và khán giả.
Kết thúc vòng 1, 12 trên tổng số 24 đội chơi sẽ đi tiếp vào vòng trong, bao gồm 8 ứng dụng chiến thắng từ mỗi cuộc thi đấu, 4 ứng dụng do Hội đồng Tư vấn lựa chọn.
Vòng 2 gồm 6 tập. Tại vòng này, 12 ứng dụng được chọn vào vòng 2 sẽ trải qua 2 phần thi:
Phần 1: Nâng cấp ứng dụng (theo đầu bài của Hội đồng Tư vấn từ vòng 1)
Phần 2: Các tác giả bước vào phòng tình huống (dạng tiểu phẩm được xây dựng dựa trên tính năng cũng như những phản hồi của khán giả). Kết thúc vòng 2, ba đội có số điểm cao nhất và 1 sản phẩm do Hội đồng Tư vấn lựa chọn được vào chung kết.
Vòng 3 là vòng chung kết – truyền hình trực tiếp với sự tương tác của chính khán giả truyền hình và có sự tham gia của các nhà đầu tư và quỹ đầu tư…
Giải thưởng của cuộc thi có trị giá lên tới 200 triệu đồng cho giải nhất. Quan trọng hơn, đến với chương trình, các đội chơi sẽ được khẳng định bản thân, được nói lên những đóng góp của mình cho xã hội bằng các ứng dụng, các giải pháp công nghệ tiện dụng và hữu ích; các ứng dụng được giới thiệu tới hàng triệu khán giả và các nhà đầu tư trên khắp cả nước và thế giới.